Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại
Cây bạch mã hoàng tử là loại cây có nguồn gốc từ châu Á, mọc thành bụi, thân màu trắng, lá có nhiều gân trắng. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về các loại bạch mã hoàng tử, ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại.
Có mấy loại cây bạch mã hoàng tử?
Cây bạch mã hoàng tử thuộc nhóm cây thân thảo, cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thường mọc thành bụi. Thân cây có màu trắng, mọc thẳng, chiều cao trung bình của cây bạch mã hoàng tử bonsai là 25 – 50cm, mọc trong tự nhiên cao khoảng 1 – 1,5m. Lá cây lớn, màu xanh, hình trứng, nhọn hai đầu, gân lá có màu trắng, 2 màu trắng và xanh mọc đan xen với nhau tạo nên hình dáng bên ngoài khá đặc biệt. Loại cây này được ứng dụng nhiều trong phong thủy và có công dụng thanh lọc không khí rất tốt. Trong phong thủy, cây mang nhiều ý nghĩa tốt lành nên được mọi người ưa chuộng sử dụng rộng rãi. Vậy tại Việt Nam, có mấy loại cây bạch mã hoàng tử?
Thực chất, cây bạch mã hoàng tử ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loại, đôi khi chúng ta sẽ thấy loại cây này xuất hiện với hình dáng khác lạ, lá sẫm màu hơn, nhạt hơn hoặc có màu khác với màu xanh truyền thống. Đây là do sự biến đổi về môi trường sống hoặc do sự đột biến trong tiến hóa sinh học gây nên. Lá bạch mã hoàng tử thường dễ hấp thụ các sắc tố từ môi trường, vì vậy, khi ở lâu trong một môi trường sẽ ảnh hưởng tới sắc tố của lá cây. Ngoài ra, các loại cây cảnh thường dễ bị đột biến hơn các loại cây lấy gỗ hoặc cho trái, quá trình đột biến sinh học là quá trình tự nhiên do đó không thể tránh khỏi được. Chính vì vậy, nếu bạn thấy loại cây này xuất hiện với hình dáng khác lạ bạn cũng không cần quá lo lắng.
Cây bạch mã hoàng tử màu đỏ
Như các bạn đã biết ở trên, cây bạch mã hoàng tử chỉ có duy nhất một loại. Ngoài tự nhiên, đôi khi chúng ta sẽ thấy một loại cây có hình dáng bên ngoài khá giống với loại cây này, lá có hai màu đó là xanh và đỏ. Thực chất, cây bạch mã hoàng tử đỏ chính là cây trạng nguyên. Loại cây này thường xuyên được sử dụng để trang trí cho ngày Giáng Sinh với ý nghĩa sum vầy, hạnh phúc và đoàn tụ.
Cây bạch mã hoàng tử có ý nghĩa gì?
Cây bạch mã hoàng tử là loại cây có vẻ ngoài sang trọng, cao quý, cây là biểu tượng của một người đàn ông lịch lãm, quý phái. Cái tên “bạch mã hoàng tử” làm người ta liên tưởng tới hình ảnh chàng hoàng tử cưỡi ngựa trắng trong những câu chuyện cổ tích. Vậy cây bạch mã hoàng tử có ý nghĩa gì?
Trong những câu chuyện cổ tích, những chàng hoàng tử cao quý, đẹp đẽ sẽ đi cứu cô gái bị giam giữ, vì vậy loại cây này mang trong mình sự hào hùng, chính nghĩa. Lá cây có các đường gân màu trắng, hướng thẳng lên trời giống như mũi tên, vừa tạo cảm giác sang trọng mà không kém phần hiên ngang, bản lĩnh. Ngoài ra, hình ảnh gân lá hướng lên cũng ngầm thể hiện tinh thần bất khuất, luôn vươn lên trong cuộc sống hằng ngày. Khi trồng loại cây này trên bàn làm việc sẽ giúp cho chúng ta thu hút được nhiều cơ hội, luôn thuận lợi và đi lên trong công việc.
Nhiều nhà phong thủy học cho rằng, cây bạch mã hoàng tử có thể đẩy lùi được những nguồn năng lượng xấu, hút về những nguồn năng lượng tích cực cho không gian sống của chúng ta. Cây có thể thu hút vượng khí, tăng cường phong thủy cho người trồng. Đặc biệt, cây phù hợp với những căn phòng có tường sơn màu trắng, vì vậy những ngôi nhà có thiết kế đơn giản, hiện đại rất phù hợp để trang trí bằng loại cây này.
Cây bạch mã hoàng tử hợp với tuổi gì?
Khi lựa chọn một loại cây cảnh phong thủy, chúng ta không chỉ quan sát bên ngoài xem loại cây đó có đẹp không, có bắt mắt không? Mà chúng ta còn phải quan tâm tới việc loại cây đó có phù hợp với tuổi của mình không? Vậy cây bạch mã hoàng tử hợp với tuổi gì?
Theo các chuyên gia phong thủy, cây bạch mã hoàng tử phù hợp với mọi độ tuổi nhưng hợp nhất với người tuổi Ngọ. Người tuổi Ngọ khi sở hữu loại cây này sẽ được tăng cường số mệnh, gặp nhiều may mắn và thu hút được nhiều tài lộc. Ngoài ra, những người mang mệnh Mộc, Hỏa và Kim cũng rất phù hợp. Khi ba bản mệnh này sở hữu cây bạch mã hoàng tử sẽ cải thiện được sự may mắn, mang lại nhiều điều tốt lành và khắc phục được những tính cách xấu của bản thân. Vậy nên khi muốn lựa chọn loại cây này để làm quà tặng bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi loại cây này sẽ mang lại ý nghĩa tốt lành cho tất cả mọi người.
Vị trí đặt cây bạch mã hoàng tử chuẩn phong thủy
Cây bạch mã hoàng tử là loại cây ưa sáng, cây có thể sống trong điều kiện thiếu sáng một thời gian ngắn. Chính vì vậy, cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng nhiên nhưng không quá gay gắt, có thể đặt cây ở gần cửa sổ, ban công để cây hấp thụ ánh sáng một cách tốt nhất. Các vị trí đặt cây bạch mã hoàng tử chuẩn phong thủy đó là cửa ra vào, ở đối diện cửa chính, đặt cây ở góc tụ tài, bên cạnh bàn thờ, bàn làm việc.
Loại cây này nổi tiếng với công dụng trừ tà, xua đuổi âm khí và tránh được vận xui vì vậy, đặt cây ở những vị trí như trên sẽ phát huy hết được tác dụng của nó, thu hút tài lộc và hút dương khí vào nhà một cách tốt nhất. Đặc biệt, khi đặt trên bàn làm việc nó không chỉ giúp chúng ta có một không gian làm việc thoải mái, thư giãn mà còn mang lại nhiều may mắn và suôn sẻ.
Cách nhân giống cây bạch mã hoàng tử
Cây bạch mã hoàng là loại cây mọc thành bụi, cây con thường sẽ mọc sát bên cạnh cây mẹ và chúng ta có thể dễ dàng nhân giống bằng cách tách bụi. Cách nhân giống cây bạch mã hoàng tử như sau:
Khi cây con có từ 3 – 4 lá, dùng dao sắc tách cây con ra hỏi cây mẹ, tách nhẹ nhàng và cố gắng giữ lại cho cây con được nhiều rễ nhất. Tiến hành bọc đất vào chỗ vừa cắt để cây con tiếp tục sinh trưởng. Sau khoảng 3 – 4 ngày, khi cây con đã khỏe mạnh thì tiến hành trồng cây vào đất. Lúc này cần tưới nước đều đặn 1 ngày/1 lần cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử ra hoa
Cây bạch mã hoàng tử là loại cây không kén đất trồng, thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau. Tuy nhiên, cây lại không thể sống ở nền nhiệt độ dưới 12 độ C. Để cây nhanh ra hoa và phát triển tốt, Elead sẽ chỉ cho bạn cách chăm cây bạch mã hoàng tử chuẩn khoa học:
Để chăm sóc tốt loại cây này. chúng ta cần bón phân 1 lần/1 tháng, tưới nước hằng ngày để đất luôn có độ ẩm. Nếu trồng cây trong chậu thì cần sử dụng loại chậu có lỗ thoát nước. Thường xuyên cắt bỏ lá già, lau sạch bụi bám trên lá. Khi cây gặp sâu bệnh, có thể sử dụng thuốc diệt muỗi để diệt côn trùng, nếu nghiêm trọng thì cần mang cây ra ngoài sau đó mới tiến hành phun thuốc sâu.
Cây bạch mã hoàng tử có độc không?
Cũng giống như các loại cây cảnh phong thủy thông thường, việc cây bạch mã hoàng tử có độc không luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Quả cây bạch mã hoàng tử có chứa chất canxi oxalate, một chất độc có thể gây kích ứng da, viêm lưỡi, họng, sưng miệng và nổi nốt. Khi ăn phải loại quả này hoặc tiếp xúc với nhựa cây sẽ gây khó chịu cho dạ dày và đường ruột, khó thở, buồn nôn, nặng hơn có thể gây trúng độc. Chính vì vậy, khi trồng loại cây này trong nhà bạn cần để xa tầm tay của trẻ em và thú cưng, tránh gây hại cho sức khỏe của người thân mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bạch mã hoàng tử, phân loại, ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tầm gửi là gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây tầm gửi là gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây sala: Đặc điểm, ý nghĩa, kỹ thuật trồng và hình ảnh
Cây phát lộc hợp tuổi nào? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây ngũ gia bì: Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và vị trí
Cây ngọc ngân hợp tuổi nào? Mệnh gì? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây ngải cứu là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây măng cụt: Đặc điểm, cách chọn giống và hình ảnh