Vô tiền khoáng hậu là gì? Một số áng văn vô tiền khoáng hậu

Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin vô tiền khoáng hậu là gì, những áng văn vô tiền khoáng hậu, giải nghĩa thông tiền thoáng hậu và những cụm từ Hán Việt hay và ý nghĩa. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Cụm từ vô tiền khoáng hậu là gì?

Văn học dân gian Việt Nam từ lâu không chỉ dừng lại ở những câu chuyện cổ tích kỳ ảo mà nó còn chứa đựng một kho tàng ca dao tục ngữ vô cùng phong phú với rất nhiều chủ đề. Những câu ca dao tục ngữ này không chỉ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan mà nó còn đem đến cho ta nhiều bài học về đạo đức và cách làm người. Một số cụm từ, ca dao tục ngữ được dịch nghĩa từ Hán Việt sang đang được sử dụng khá rộng rãi, trong đó cụm từ vô tiền khoáng hậu mang ý nghĩa khá sâu sắc. 

Vậy, vô tiền khoáng hậu là gì? Vô tiền khoáng hậu chính là điều chưa từng xảy ra trong quá khứ và cũng rất khó xảy ra trong tương lai. Vô tiền khoáng hậu được tạo nên bởi một sự việc, sự kiện hay một cá nhân mà trước đây chưa từng xuất hiện chưa có ai sánh bằng. Nói đến vô tiền khoáng hậu ý nói đến các việc sẽ không xảy ra trong quá khứ hay sau này cũng khó xảy ra ở tương lai. Nhiều trường hợp sử dụng câu tục ngữ này để nói về những việc rất hiếm có thể xảy ra một lần hoặc sau đó khó mà có thể lặp lại. 

Vô tiền khoáng hậu là gì?

Vô tiền khoáng hậu là gì?

Tìm hiểu khoáng hậu là gì?

Với từ ‘’vô’’ và ‘’khoáng’’ trong câu này đều chỉ ‘’không’’ hoặc là ‘’trống trải’’. Vô tiền khoáng hậu là một câu tục ngữ vay mượn từ tiếng Hán tại Việt Nam khá phổ biến, trong đó ‘’tiền’’ được hiểu là trước còn ‘’hậu’’ là sau.

Vô tiền khoáng hậu tiếng Anh là gì?

Vô tiền khoáng hậu tiếng Anh là gì? Vô tiền khoáng hậu trong tiếng Anh là Unprecedented.

Vô tiền khoáng hậu tiếng Trung

“Vô tiền khoáng hậu” đang được chúng ta hiểu theo nghĩa trước đây không có, sau này cũng không có, ý là có một không hai. Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê cho rằng “vô tiền khoáng hậu” còn có cách dùng khác là “không tiền khoáng hậu” (Không ở đây có nghĩa là hư không, trống trơn), một số học giả đã phân tích và cho rằng dùng “không tiền khoáng hậu” mới đúng, chứ dùng “vô tiền khoáng hậu” là sai nhưng quen dùng nên khó bỏ.

Tiếng Trung Quốc dùng là “không tiền tuyệt hậu” với nghĩa trước không có, sau không còn, ý là độc nhất vô nhị. Như vậy, vô tiền khoáng hậu chính là không tiền khoáng hậu cũng chính là không tiền tuyệt hậu. Đây là một phát ngôn bị phát triển nghĩa xa rời nghĩa gốc, mang tính võ đoán, cứ tưởng rằng sau này không có sự kiện, sự việc nào đó xảy ra lần nữa. Tương lai chưa biết đã khẳng định, tốt nhất chúng ta không nên dùng.

Áng văn vô tiền khoáng hậu

Một số áng văn vô tiền khoáng hậu mà chúng ta không thể không nhắc tới:

– Thơ: Bình Ngô Đại Cáo:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.” 

– Thơ: Sông Núi Nước Nam:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.”

– Thơ: Sóng: 

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

– Thơ: Đất Nước:

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng

Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương”.

Áng văn vô tiền khoáng hậu

Áng văn vô tiền khoáng hậu

– Văn tế: Trương Quỳnh Nhu: 

“Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đoá: thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm, làm một kiếp, mà ngơm ngớm chốn non Bồng nước Nhược, chút gì không đoái đến cõi phù sinh!

Ví dụ mà tiên thù với tục, sao xưa kia vâng mệnh xuống trần chi? Nay đã nguyện một thân cho vẹn kiếp, thì ba vạn sáu ngàn ngày sống cho đủ lệ: nọ xuân huyên, này phu tử, góp với trần gian không chút hận, rồi sẽ rong chơi chín suối, cớ sao riêng bóng vội vàng chi?”

– Hịch văn: Hịch Tướng Sĩ:

“Một khi giặc Mông đến nơi, thì cựa con gà nòi không thể đâm thủng áo giáp của giặc; thuật ở bàn bạc không thể đem làm mưu mẹo ở trong quân, vườn ruộng tuy giàu, tấm thân ấy nghìn vàng khôn chuộc, vợ con tuy sẵn, trong đám ba quân khí dùng, của cải tuy nhiều, không thể mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe, không thể đuổi được quân thù, rượu ngon không đủ để cho giặc phải mê. hát hay không đủ làm cho giặc phải điếc, lúc đó thầy trò ta sẽ cùng bị trói, đánh đau đớn biết chừng nào!”

Thông tiền thoáng hậu là gì? 

Thông tiền thoáng hậu là gì? Thông tiền thoáng hậu có nghĩa là mặt trước thông thoát, mặt sau thoáng đãng, rộng rãi. Được dùng để ám chỉ những ngôi nhà tuyệt đẹp, phù hợp cho nơi sinh hoạt, sinh sống ổn định về lâu về dài. 

Nhìn chung, câu nói thông tiền thoáng hậu liên quan nhiều tới phong thủy xây dựng nhà ở, địa ốc khu đô thị. Nhưng xét về cấu trúc chiết tự và ngữ nghĩa, thì câu nói “thông tiền thoáng hậu” cũng là một câu nói có liên quan tới “vô tiền khoáng hậu”.

Những cụm từ Hán Việt hay và ý nghĩa được dùng phổ biến

Ngoài vô tiền khoáng hậu và thông tiền thoáng hậu thường xuyên được sử dụng thì nước ta còn sử dụng rất nhiều từ Hán Việt trong giao tiếp. Dưới đây là những cụm từ Hán Việt hay và ý nghĩa được dùng phổ biến mà chúng ta nên biết: 

Dục tốc bất đạt: Muốn nhanh thì sẽ hóa chậm, vội vàng sẽ không mang đến thành tựu.

Dục hoãn cầu mưu: Kéo dài thời gian nhằm để tìm mưu kế.

Du sơn ngoạn thuỷ: Đi chơi ở nơi núi xanh và ngắm nhìn nước biếc.

Dĩ độc trị độc: Lấy độc trị độc mới hết bị trúng độc.

Dĩ hoà vi quý: Giữ được hòa khí chính là điều quý nhất.

Danh sư xuất cao đồ: Thầy giỏi cũng sẽ đào tạo ra những học trò giỏi.

Danh bất hư truyền: Nổi tiếng như vậy quả là không sai.

Cửu ngũ chí tôn: Chỉ những bậc vua chúa quyền quý.

Cử án tề mi: Vợ quý trọng chồng nâng khay dâng lên chồng.

Cốt nhục tương tàn: Cùng chung huyết thống mà giết hại lẫn nhau.

Công thành danh toại: Công danh sự nghiệp đã được hoàn tất, toại nguyện.

Chính nhân quân tử: Con người cư xử quân tử.

Châu về hợp phố: Những gì quý giá rồi cũng trở lại với chủ cũ.

Châu liền bích lạc: Chỉ sự kết hợp vô cùng ăn khớp.

Can tràng tấc đoạn: Đau đớn như ruột gan bị đứt lìa.

Cao nhân tất hữu cao nhân trị: Người giỏi rồi cũng ắt có người giỏi hơn.

Cầm kỳ thi hoạ: Gồm 4 tài năng đó là đánh đàn, chơi cờ, làm thơ và vẽ tranh.

Cải tà quy chính: Bỏ phe tà đạo để theo chính.

Binh quý xuất kỳ bất ý: Trong binh pháp điều quý nhất là tấn công bất ngờ.

Bất khả chiến bại: Không thể bị đánh bại, chỉ thắng, không thua bao giờ.

Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử: Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con.

Bất đắc kỳ tử: Chưa đến lúc chết mà đã phải chết.

Bất di bất dịch: Không di chuyển, ở yên 1 chỗ.

Bất cộng đái thiên: Thù không thể đội trời chung.

Bất chiến tự nhiên thành: Không đánh mà cũng thắng.

Băng thanh ngọc khiết: Người con gái trong trắng như băng như ngọc.

Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ, phân vân về một vấn đề.

Bách niên giai lão: Trăm năm bạc đầu (câu chúc vợ chồng sống bên nhau dài lâu).

Anh hùng xuất thiếu niên: Trở thành anh hùng từ khi còn rất trẻ tuổi.

Án binh bất động: Giữ yên hiện trạng, không tiến không lùi.

An cư lạc nghiệp: Có chỗ ở ổn định và công việc tốt lành.

Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo: Làm ác gặp điều ác, làm thiện gặp điều thiện.

Những cụm từ Hán Việt hay và ý nghĩa được dùng phổ biến

Những cụm từ Hán Việt hay và ý nghĩa được dùng phổ biến

Giải nghĩa từ Hán Việt tâm đầu ý hợp

“Chúng ta thường dùng câu “tâm đầu ý hợp” để chỉ việc người này có thể đoán biết hoặc dễ dàng đồng tình với quan điểm của người kia, hai người thấu hiểu rất rõ về nhau, Thực tế, các tư liệu đã chỉ ra rằng “đầu” trong “tâm đầu ý hợp” là một từ Hán Việt, có nghĩa là “ném, quẳng” hay “đưa vào”, “bỏ vào”. Đây cũng chính là “đầu” trong “đầu tư”, “đầu quân,… “Tâm đầu ý hợp” như thế được hiểu thuần là “tâm đưa vào nhau, ý hoà quyện với nhau”. Quả tình, đầu cũng có nghĩa là ném, đưa vào. Tuy nhiên, đầu trong tâm đầu ý hợp lại có nghĩa là hợp, chứ không phải “đưa vào”.

Trên đây là toàn bộ thông tin vô tiền khoáng hậu là gì, những áng văn vô tiền khoáng hậu, giải nghĩa thông tiền thoáng hậu và những cụm từ Hán Việt hay và ý nghĩa. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: H&M là gì? Câu chuyện thương hiệu và các dòng sản phẩm của H&M

Thắc Mắc -