Quyết định 2476/QĐ-BYT về việc ban hành Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền

Quyết định 2476/QĐ-BYT về việc ban hành Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền được nhiều bạn đọc săn đón. Nếu các bạn quan tâm đến vấn đề này thì còn chần chờ gì nữa hãy theo dõi cùng elead.com.vn ngay nhé!

BỘ Y TẾ
——-

Số: 2476/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
————————–

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN CHO ĐỐI TƯỢNG Y SỸ
————————
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

+ Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

+ Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

+ Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;

+ Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế;

+ Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và đào tạo – Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền cho đối tượng có bằng y sỹ, thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.

Điều 2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền được áp dụng trong các Trường đào tạo y sỹ từ năm học 2010 – 2011.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học và đào tạo chỉ đạo và hướng dẫn các trường biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu dạy học.

Điều 4. Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục/Vụ của Bộ Y tế, Hiệu trưởng các Trường đào tạo y sỹ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 

 Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Bộ GD&ĐT;
– Lưu: VT-K2ĐT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Tiến

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành theo Quyết định số 2476 /QĐ-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chuyên ngành đào tạo: Chuyên ngành Y học cổ truyền

Chức danh sau khi tốt nghiệp:Chứng chỉ chuyên ngành Y học cổ truyềnThời gian đào tạo: 6 tháng

Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Y sỹ trung cấp

Cơ sở đào tạo: Các Trường được Bộ Y tế cho phép đào tạo Y sỹ.

Cơ sở làm việc: Người có bằng tốt nghiệp Y sỹ và có chứng chỉ chuyên ngành Y học cổ truyền được tuyển dụng vào làm việc tại tuyến y tế cơ sở theo quy chế tuyển dụng viên chức và người lao động của Nhà nước.

I. Mô tả nhiệm vụ người y sỹ chuyên ngành y học cổ truyền

1. Khám và chữa một số bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

2. áp dụng Y học cổ truyền, đặc biệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

3. Hướng dẫn nhân dân trồng, nuôi, khai thác và sử dụng các cây, con làm thuốc an toàn, hợp lý.

4. Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong nhân dân địa phương.

5. Chế biến và bào chế một số dạng thuốc Y học cổ truyền thông thường.

6. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền.

7. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác Y học cổ truyền tại địa phương.

8. Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị Y tế của Trạm Y tế, trong khoa/phòng bệnh viện.

9. Thực hiện các nhiệm vụ của một người Y sỹ trung cấp.

10. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các đồng nghiệp và nhân viên y tế ở cộng đồng.

II. Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu chung

Đào tạo cho người Y sỹ có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản để làm nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân chủ yếu bằng thuốc nam, châm cứu xoa bóp và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tại tuyến y tế cơ sở; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khoẻ; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kiến thức– Những kiến thức về:

+ Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường theo quan điểm y học hiện đại và y học cổ truyền.

+ Lý luận cơ bản của Y học phương Đông.

– Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo Y học cổ truyền.

– Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong nhân dân địa phương

b) Về kỹ năng:

– Khám và chữa một số bệnh và một số chứng bệnh thường gặp bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.

– Làm được các bệnh án y học cổ truyền bao gồm: Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương, tạng phủ, bệnh danh theo Lý, Pháp, Phương dược (khi dùng thuốc); theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt (khi châm cứu xoa bóp) để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị).

– Làm được các thủ thuật điều trị như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, thực hành bệnh viện (băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo …).

– Chế biến và bào chế một số dạng thuốc y học cổ truyền thông thường- Giáo dục nhân dân nuôi, trồng, khai thác, sử dụng các cây, con và nguyên liệu làm thuốc an toàn, hợp lý.

– Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác y học cổ truyền tại địa phương.

c) Về thái độ

– Thực hành nghề nghiệp theo Luật pháp, tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. Khiêm tốn, có ý thức tự học vươn lên.

III. Khung chương trình đào tạo

1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và thời gian đào tạo:

– Khối lượng kiến thức tối thiểu: 27 đơn vị học trình

– Thời gian khoá học: 6 tháng (26 tuần)

2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:

TTNội dungSố tiếtĐVHTSố tuần
1Các học phần chuyên môn2251410
2Thực tập nghề nghiệp24098
3Thực tập tốt nghiệp240 giờ46
4Ôn và thi tốt nghiệp  2
 Tổng số7052726

3. Các học phần của chương trình:

TTTên học phầnSố ĐVHTSố Tiết
TSLTTHTSLTTH
1Lý luận Y học cổ truyền33045450
2Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc6331354590
3Đông dược và Bào chế đông dược541906030
4Bệnh học Nội – Nhi Y học cổ truyền5321054560
5Bệnh học Ngoại – Sản Y học cổ truyền422903060
6Thực tập tốt nghiệp4042400240
Tổng cộng271512705225480

IV. Mô tả nội dung các học phần

1. Lý luận Y học cổ truyền:

Kiến thức về học thuyết âm dương, ngũ hành; chức năng các tạng, phủ và các hội chứng bệnh của các tạng phủ; nguyên nhân gây bệnh, tứ chẩn, bát cương, bát pháp.Kỹ năng vận dụng được các kiến thức nói trên vào việc khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bằng y học cổ truyền.

2. Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc:

Kiến thức cơ bản về hệ kinh lạc, huyệt vị; tác dụng của hệ kinh lạc và huyệt vị; đường đi của 12 kinh mạch chính, 12 kinh cân; vị trí, tác dụng của các huyệt thường dùng;Kiến thức và kỹ năng cơ bản về châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh để chữa một số chứng, bệnh thông thường.

3. Đông dược và Bào chế đông dược:Các khái niệm đơn giản của Đông dược: Tính, vị, quy kinh, công năng chủ trị, liều dùng, cách dùng của các vị thuốc thường dùng; Nguyên tắc chung thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu; các kỹ thuật bào chế các dạng thuốc Đông dược thông thường. Khai thác các bài thuốc thừa kế của địa phương.Nhận dạng được các vị thuốc Bắc và thuốc Nam thường dùng bằng cảm quan. Vận dụng những kiến thức về đông dược vào công tác chữa bệnh. Tham gia hướng dẫn sử dụng đông dược an toàn, hiệu quả.

4. Bệnh học Nội – Nhi Y học cổ truyền:

Kiến thức về triệu chứng, chẩn đoán, pháp điều trị và điều trị cụ thể một số bệnh Nội – Nhi thường gặp bằng Y học cổ truyền.Vận dụng được các kiến thức nói trên vào việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh, chứng Nội – Nhi thường gặp trên lâm sàng.

5. Bệnh học Ngoại – Sản phụ khoa Y học cổ truyền:Kiến thức về triệu chứng, chẩn đoán, pháp điều trị và điều trị cụ thể một số bệnh Ngoại – Sản phụ khoa thường gặp bằng Y học cổ truyền.Vận dụng được các kiến thức nói trên vào việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh, chứng Ngoại – Sản phụ thường gặp trên lâm sàng.

6. Thực tập tốt nghiệp:Thực hành các kiến thức, kỹ năng đã học của chương trình đào tạo Y sỹ định hướng chuyên ngành y học cổ truyền vào thực tế chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Hoàn thiện các kỹ năng tay nghề để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khoá.

V. Điều kiện thực hiện chương trình

1. Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình:

– Nhà trường có Bộ môn Y học cổ truyền/khoa YHCT: Giáo viên cơ hữu có tối thiểu 3 bác sỹ chuyên ngành Y học cổ truyền.- Các Bộ môn khác trong nhà trường: đủ số lượng giáo viên cơ hữu theo quy định của Bộ Y tế để giảng dạy các môn học của Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền.

2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy:

– Phòng thực tập chuyên ngành Y học cổ truyền tại trường:

+ 01 phòng thực tập Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.

+ 01 phòng thực tập Đông dược có các mẫu, tiêu bản dược liệu (khoảng 108 vị thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu).

+ 01 phòng Bào chế Y học cổ truyền.

+ Vườn thuốc nam có 60 cây thuốc điều trị 9 chứng bệnh thông thường (theo hướng dẫn tại danh mục thuốc thiết yếu về Y học cổ truyền).Các phòng thực tập có đủ mô hình, các trang thiết bị, dụng cụ thực hành đảm bảo chất lượng dạy và học.

– Thư viện và sách giáo khoa, tài liệu để dạy – học:

+ Có bộ giáo trình về các môn học chuyên ngành Y học cổ truyền do nhà trường biên soạn dùng để dạy – học.

+ Đảm bảo sách, tài liệu về Y học cổ truyền để giáo viên và học viên tham khảo.+ Có đủ tài liệu khác cho học viên học tập.

– Cơ sở thực hành ngoài trường:

+ Bệnh viện Y học cổ truyền.

+ Các khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện huyện.

+ Trạm Y tế xã được nhà trường chọn làm cơ sở thực hành cho học viên chuyên ngành Y học cổ truyền.

VI. Mô tả thi tốt nghiệp

– Môn thi lý thuyết tổng hợp: Những kiến thức tổng hợp các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền

.2- Môn thi thực hành nghề nghiệp: Làm bệnh án trên bệnh nhân, tại bệnh viện tỉnh/thành phố hoặc bệnh viện trung ương. Trình bày bệnh án, thực hiện một số quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trả lời một số câu hỏi liên quan đến bệnh án và người bệnh.

3- Tổ chức kỳ thi cuối khoá:Kỳ thi cuối khoá Y sỹ chuyên ngành y học cổ truyền được tổ chức và thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

4- Cấp chứng chỉ tốt nghiệp:Học viên được công nhận tốt nghiệp sẽ được Hiệu trưởng cơ sở đào tạo cấpChứng chỉ tốt nghiệp chuyên ngành Y học cổ truyền.

VII. Hướng dẫn thực hiện ch­ương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Y sỹ định hướng chuyên ngành Y học cổ truyền thể hiện mục tiêu, quy định về nội dung, yêu cầu định mức khối lượng kiến thức và kỹ năng, thời gian đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền.Chương trình này được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở các trường đã được Bộ Y tế cho phép đào tạo Y sỹ định hướng chuyên ngành Y học cổ truyền.Việc triển khai chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở chương trình đào tạo, các trường xây dựng và ban hành giáo trình và tài liệu giảng dạy.

1. Cấu trúc của Chương trình:

Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền bao gồm: học lý thuyết và thực tập tại trường; thi kết thúc các học phần; thực tập cuối khoá và thi cuối khoá.Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo tuần. Thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các môn học được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí học 1 hoặc 2 buổi, mỗi buổi không quá 6 tiết.

Mỗi tuần không bố trí quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tế tốt nghiệp được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ.Chương trình gồm có 6 học phần, mỗi học phần đã được xác định số đơn vị học trình (bao gồm số đơn vị học trình lý thuyết và thực hành). Để thống nhất nội dung giữa các Trư­ờng, trong chương trình có đề cập tới chương trình chi tiết các học phần, các tr­ường có thể áp dụng để lập kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên, để phù hợp với tính đặc thù của mỗi trường, Hiệu trưởng các trường có thể đề xuất và thông qua Hội đồng đào tạo của trư­ờng để điều chỉnh từ 20 đến 30% nội dung cho phù hợp với tính đặc thù của địa phương, nhưng không làm thay đổi mục tiêu đào tạo của chư­ơng trình và học phần.

Chương trình mỗi học phần bao gồm: Mục tiêu, Nội dung, Hướng dẫn thực hiện học phần và tài liệu tham khảo để dạy và học.Nội dung các học phần đề cập đến tên các bài học, số tiết học từng bài đủ 100% tổng số tiết của học phần.Phần thực tập cuối khoá, bố trí thành 1 học phần, thực hiện tại một trạm y tế xã, nhằm nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp.

2- Thực hiện các môn học/học phần:

Các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền gồm:+ Giảng dạy lý thuyết.

+ Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường.+ Thực tập tại bệnh viện Y học cổ truyền.+ Thực tập tại trạm y tế xã.

2.1- Giảng dạy lý thuyết:

Thực hiện tại các lớp của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các trường cần cung cấp đầy đủ giáo trình môn học/ học phần cho học viên, các phương tiện, đồ dùng dạy, học cho thầy và trò, các giáo viên giảng dạy cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thực hiện lượng giá, đánh giá theo các quy định cho từng học phần.

2.2- Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường:

Với các học phần có phần thực tập tại phòng thực hành của nhà trường, các trường tổ chức để học viên được thực tập đúng khối lượng thời gian và nội dung đã quy định. Có thể phân chia lớp học thành các nhóm nhỏ để học viên được trực tiếp thực hiện các nội dung thực hành. Để đảm bảo chất lượng thực tập của học viên, các trường cần xây dựng và hoàn thiện các phòng thực hành, phòng thực tập tiền lâm sàng…. Học viên được đánh giá kết quả thực tập bằng điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được tính vào điểm tổng kết học phần.

2.3- Thực tập tại bệnh viện:

– Thời gian: 5 tuần (200 tiết), được bố trí theo từng môn học (môn Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc: 1 tuần; Bệnh học Y học cổ truyền: 4 tuần)

– Địa điểm: Tại các khoa của Bệnh viện Y học cổ truyền, khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện huyện, tỉnh, trung ương.

– Nội dung:

+ Thực hành các kiến thức, kỹ năng của môn học Châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc, Bệnh học Y học cổ truyền vào thực tế lâm sàng và chăm sóc người bệnh.

+ Thực hiện các quy trình khám và điều trị một số bệnh thường gặp bằng Y học cổ truyền Phần thực tập lâm sàng tại các bệnh viện là phần quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm hình thành kỹ năng nghề nghiệp.Thời gian thực tập tại bệnh viện được bố trí tương ứng với thời điểm các môn học chuyên môn để học viên thực hành và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng.

– Tổ chức học tập:Căn cứ vào khối lượng thời gian, nội dung thực tập đã phân bổ theo từng môn học và tình hình thực tế của các cơ sở thực tập của trường và địa phương, Hiệu trưởng nhà trường bố trí các lớp học viên thành từng nhóm nhỏ, quy định thời gian thực tập tại mỗi cơ sở để học viên có thể luân phiên thực tập ở các cơ sở nhằm hoàn thiện năng lực nghề nghiệp toàn diện của học viên. Tại mỗi cơ sở thực tập và mỗi đợt thực tập, Hiệu trưởng quy định chỉ tiêu thực hành cho học viên cần phải thực hiện.Trong thời gian học viên thực tập tại bệnh viện phải có giáo viên của nhà trường hoặc giáo viên kiêm chức trực tiếp hướng dẫn.

– Đánh giá:

Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ là bài kiểm tra thực hành (khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các kỹ năng thực hành) và được tính vào điểm trung bình môn học/học phần.

2.4-Thực tập tại trạm y tế xã (thực tập cuối khoá):

Thời gian thực tập cuối khoá trong chương trình đào tạo là 4 tuần (160 giờ) thực hiện vào cuối khoá học.Địa điểm thực tập: tại các Trạm Y tế xã và cộng đồng dân cư trong xã.Nội dung thực tập: Thực hành các kiến thức, kỹ năng đã học của chương trình đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền vào thực tế chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Hoàn thiện các kỹ năng tay nghề để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khoá.Ngay từ đầu khoá học nhà trường cần xác định các địa điểm học viên sẽ đến thực tập. Hiệu trưởng xác định mục tiêu, nội dung học tập, chỉ tiêu thực hành tại cộng đồng, phân công giáo viên của trường, bồi dưỡng giáo viên thỉnh giảng, chuẩn bị cơ sở vật chất, hậu cần … và lập kế hoạch cụ thể cho mỗi đợt thực tập cho các khoá đào tạo.Cuối đợt thực tập, mỗi học viên làm một bản báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thực tập, kết quả hoàn thành các chỉ tiêu thực tập và trình sổ thực tập, giáo viên chấm để lấy điểm thi học phần.

3- Phương pháp Dạy / Học:

– Coi trọng tự học của học viên

– Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực.

– Đảm bảo giáo trình và tài liệu tham khảo cho học viên.

– Khi đã có tương đối đủ giáo trình, khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.

– Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, và thực tế tại cộng đồng

.4- Đánh giá học viên:Việc đánh giá kết quả học tập của học viên trong quá trình đào tạo và thi kết thúc khoá học được thực hiện theo Quyết định số 40/2007/BGD&ĐT ngày 01/8/2007 về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN

Học phần 1: LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN

Số học phần:

1Số đơn vị học trình: 3 đvht (LT3 – TH 0)Số tiết: 45(LT 45/TH0)

I. Mục tiêu:

1- Trình bày được:

– Nội dung Học thuyết âm dương, ngũ hành và ứng dụng Học thuyết âm dương, ngũ hành vào chẩn đoán và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền.

– Chức năng các tạng, phủ và nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.

2- Vận dụng lý luận Y học cổ truyền để chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền.

II. Nội dung:

TTTên bài họcSố tiết
TSLTTH
1Học thuyết âm dương và ứng dụng trong Y học cổ truyền44 
2Học thuyết Ngũ hành và ứng dụng trong Y học cổ truyền44 
3Chức năng tạng phủ và sự quan hệ giữa các tạng phủ44 
4Các hội chứng bệnh trong Y học cổ truyền844
5Nguyên nhân gây bệnh theo lý kuận Y học cổ truyền44 
6Tứ chẩn844
7Bát cương642
8Tinh – Khí – Thần – Huyết – Tân dịch33 
9Những nguyên tắc và các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền422
 Tổng số453312

III. Phương pháp dạy/học:

– Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy / học tích cực.

– Thực hành:Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng qui trình kỹ thuật để dạy thực hành, xem Video, Slide. Nội dung thực tập cách bắt mạch và xem lưỡi theo Y học cổ truyền

IV. Đánh giá:

– Kiểm tra thường xuyên:

2 điểm kiểm tra hệ số 1

– Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2

– Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm

V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:

– Bộ Y tế, Y lý y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2008- Bộ Y tế, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2007

– Bài giảng Y học cổ truyền, GS. Hoàng Bảo Châu, GS Trần Thuý, PGS Phạm Duy Nhạc

– Nhà xuất bản Y học, 1993- Nội kinh, GS Trần Thuý

– Nhà xuất bản Y học, 1998- Giáo trình Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, Vụ KHĐT-Bộ Y tế

– Nhà xuất bản Y học, 1997- Giáo trình môn học Lý luận cơ bản Y học cổ truyền của nhà trường.

VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: 

Bộ môn Y học cổ truyền

Học phần 2:CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC

Số học phần:

1Số đơn vị học trình: 6đvht (LT3/TH3)Số tiết: 135(LT45/TH90)

I. Mục tiêu:1

– Trình bày được các kiến thức cơ bản về hệ kinh lạc, huyệt vị.2

– Mô tả đường đi của 12 kinh chính, 12 kinh cân. Xác định vị trí và trình bày tác dụng của các huyệt thường dùng.3

– Trình bày những kiến thức cơ bản về châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dưỡng sinh.4

– Thực hiện được các kỹ năng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dưỡng sinh để chữa các bệnh, chứng thông thường.5

– Hướng dẫn cộng đồng ứng dụng xoa bóp, bấm huyệt và dưỡng sinh vào chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ.

II. Nội dung:

TTTên bài họcSố tiết
TSLTTH
1Đại cương về châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc22 
2Đại cương về kinh lạc, huyệt vị22 
3Kinh phế, kinh đại trường22 
4Kinh tỳ, kinh vị22 
5Kinh tâm, kinh tiểu trường22 
6Kinh thận, kinh bàng quang22 
7Kinh tâm bào, kinh tam tiêu22 
8Kinh can, kinh đởm22 
912 kinh cân22 
10Huyệt ngoài kinh11 
11Xác định huyệt vị trên người4 4
12Chọn huyệt, phối huyệt4 4
13Kỹ thuật châm cứu624
14Điện châm, thuỷ châm4 4
15Đại cương về xoa bóp, bấm huyệt và luyện tập dưỡng sinh22 
16Các kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt844
17Vận động cơ khớp422
18Xoa bóp, bấm huyệt theo vùng trên cơ thể422
19Luyện thở, luyện tinh thần422
20Điều trị một số bệnh chứng thường gặp bằng châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc16124
21Thực hành châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt trên lâm sàng60 60
Tổng số1354590

III. Phương pháp dạy/học:

– Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy / học tích cực.

– Thực hành:Tại phòng thực tập của nhà trường, sử dụng qui trình kỹ thuật để dạy thực hành, xem Video, Slide.

– Thực tập lâm sàng:Tại bệnh viện, học sinh thực hiện các thao tác kỹ thuật châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên lâm sàng.

IV. Đánh giá:

– Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1

– Kiểm tra định kỳ: 4 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết, 2 bài kiểm tra thực hành)

– Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm

V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:

– Bộ Y tế, Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, 2008

– Bộ Y tế, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2007

– Bài giảng Y học cổ truyền, GS. Hoàng Bảo Châu, GS Trần Thuý, PGS Phạm Duy Nhạc

– Nhà xuất bản Y học, 1993

– Châm cứu học, PGS. TS Phan Chí Hiếu, Nhà xuất bản y học 2007

– Châm cứu chữa bệnh, GS. Nguyễn Tài Thu, Nhà xuất bản Y học, 1992

– Tân châm, GS. Nguyễn Tài Thu, Nhà xuất bản Y học, 1994- Xoa bóp – bấm huyệt, GS. Hoàng Bảo Châu- Giáo trình môn học Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của nhà trường

VI. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Y học cổ truyền

Học phần 3: ĐÔNG DƯỢC VÀ BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢCSố học phần: 1Số đơn vị học trình: 5đvht(LT4/TH1)Số tiết: 90(LT 60/TH30)

I. Mục tiêu:

1- Trình bày được:- Bộ phận dùng, tính vị quy kinh, công năng chủ trị, liều dùng, cách dùng của các vị thuốc thường dùng.- Những nguyên tắc cơ bản của bào chế Đông dược.

2. Nhận biết được các vị thuốc Bắc và thuốc Nam thường dùng bằng cảm quan. Khai thác và sử dụng các bài thuốc thừa kế của địa phương.3. Thực hành bào chế các dạng thuốc Đông dược thông thường: thuốc phiến, thuốc thang.

II. Nội dung:

TTTên bài họcSố tiết
TSLTTH
1Đại cương về thuốc Đông dược44 
2Thuốc giải biểu44 
3Thuốc thanh nhiệt44 
4Thuốc lợi thuỷ, trừ hàn22 
5Thuốc trừ phong thấp22 
6Thuốc bình can, an thần22 
7Thuốc chỉ khái, trừ đàm22 
8Thuốc cố sáp22 
9Thuốc tiêu thực, tả hạ22 
10Thuốc lý khí22 
11Thuốc hành huyết22 
12Thuốc chỉ huyết22 
13Thuốc bổ44 
14Bài thuốc cổ phương16142
15Các bài thuốc thừa kế của địa phương88 
16Phương pháp làm mềm và thái phiến dược liệu220
17Các phương pháp sao dược liệu312
18Các phương pháp sao tẩm dược liệu312
19Nhận biết cây thưốc tươi tại vườn thuốc808
20Nhận biết các vị thuốc khô tại phòng thực tập16016
 Tổng số906030

III. Phương pháp dạy /học:

– Lý thuyết: áp dụng các phương pháp dạy/ học tích cực.

– Thực hành:Tại vườn thuốc và phòng thực tập của nhà trường, xem tranh, Video, Slide. Học sinh xem và nhận biết 60 cây thuốc tươi tại vườn thuốc và 106 vị thuốc khô tại phòng thực tập.

IV. đánh giá:– Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1

– Kiểm tra định kỳ: 4 điểm kiểm tra hệ số 2 (2 bài kiểm tra lý thuyết, 2 bài kiểm tra thực hành)

– Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống và câu hỏi thi trắc nghiệm.

V.Tài liệu dùng để dạy/ học và tham khảo:

– Bộ Y tế, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 2007

– Bài giảng Y học cổ truyền, GS. Hoàng Bảo Châu, GS Trần Thuý, PGS Phạm Duy Nhạc

– Nhà xuất bản Y học, 1993- Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS Đỗ Tất Lợi

– Phương pháp bào chế và sử dụng thuốc, Viện Y học cổ truyền Việt Nam , Nhà xuất bản Y học, 1993

– Bào chế Đông dược, Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế, 2000

– Giáo trình môn học Đông dược và bào chế đông dược của nhà trường

Quyết định 2476/QĐ-BYT về việc ban hành Chương trình đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Đồng hành cùng elead.com.vn để theo dõi những bài viết ấn tượng hơn nữa nhé!

Giáo Dục - Tags: