Phân đạm là gì? Các loại phân đạm cho cây trồng phổ biến

Phân đạm là gì? Đọc ngay để tìm hiểu thêm về tác dụng của đạm, lân, kali và các loại phân đạm cho cây trồng cũng như hình ảnh cây thừa lân. 

Phân bón là “chất dinh dưỡng” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết phân đạm là gì?

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chi tiết phân đạm là gì?

Trong nông nghiệp, phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cây, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Thiếu đạm hay thừa đạm đều ảnh hưởng đến cây trồng. Vậy, phân đạm là gì?

Phân đạm là một trong những loại phân vô cơ quan trọng được sử dụng phổ biến, cùng với phân lân và phân kali, đây chính là ba nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng. Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion amoni (NH4+) và dạng ion nitrat (NO3-). Hàm lượng phần trăm nitơ trong phân là yếu tố thể hiện cho độ dinh dưỡng của phân đạm.

Tìm hiểu chi tiết phân đạm là gì?

Tìm hiểu chi tiết phân đạm là gì?

Phân đạm là một trong những loại phân bón vô cơ khá phổ biến cung cấp nitơ cho cây trồng. Cây trồng cần được cung cấp đủ phân đạm để cây phát triển, nâng cao năng suất trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Đạm là thành phần chính của màng tế bào thực vật, diệp lục tố,… là nguyên tố cấu tạo nên sự sống.

Tác dụng của đạm, lân, kali

Đạm, lân, kali chính là 3 yếu tố dinh dưỡng quan trọng của cây trồng. Sự thiếu hay thừa 3 chất này cũng đều gây ra những rối loạn hay mất cân bằng trong toàn bộ quá trình đồng hóa, dị hóa của cây. Tác dụng của đạm, lân, kali như sau: 

Thừa kali: Khó nhận biết, tuy nhiên khi bón nhiều kali trái bị sần sùi.

Thiếu kali: Cây phát triển chậm và còi cọc, thân yếu dễ bị đổ ngã. Thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng. Chóp lá già chuyển màu vàng nâu, sau đó lan dần vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. 

Tác dụng: Kali có tác dụng nâng cao khả năng chống rét cho cây. Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng rau quả. Tăng cường khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù. Giúp vận chuyển hydrat carbon, tổng hợp protein. Giúp tăng khả năng hoạt động của khí khổng, hoạt hóa enzym quang hợp và tổng hợp hydrat carbon. 

Khi thừa lân: Rất khó phát hiện hiện tượng thừa lân, thừa lân thường kèm theo hiện tượng thiếu kẽm và đồng. 

Khi thiếu lân: Cây còi cọc, chất lượng thấp, trái thường có vỏ dày, xốp, ít trái, chín chậm, năng suất, rễ kém phát triển, khó ra hoa, thân yếu, lá mỏng, trưởng thành có màu xanh sẫm đến tím đỏ. 

Tác dụng: Lân kích thích rễ và ra hoa. Là thành phần của axit nucleic, amino axit, protein phospholipid, coenzyme, nhiễm sắc thể. Là chất cần thiết của quá trình trao đổi năng lượng, protein và phân chia tế bào của cây.

Khi thừa đạm: Cây dễ đổ ngã, dễ nhiễm sâu bệnh, sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán to, mềm yếu. 

Khi thiếu đạm: Vàng từ lá già lên. Khi thiếu đạm trầm trọng, cây cho năng suất thấp và hàm lượng protein của trái thấp. Lá già có màu xanh nhạt đến vàng từ chóp lá và dễ bị rụng, rễ ít phát triển, cành lá sinh trưởng kém, còi cọc, ít nhánh, ít chồi, lá non nhỏ, 

Tác dụng: Làm tăng chất lượng của rau ăn lá, hạt ngũ cốc. Là chất cần thiết để giúp cây sinh trưởng, phát triển các mô sống, nguyên sinh chất, tạo diệp lục tố, axit nucleic và protein.

Tác dụng của đạm, lân, kali

Tác dụng của đạm, lân, kali

Độ dinh dưỡng của đạm, lân, kali

Độ dinh dưỡng của đạm, lân, kali được cấu thành như sau: 

Phân kali (có 2 dạng):

– Kali sunphat (K2SO4): Đây là loại phân chua sinh lý. Có hàm lượng kali nguyên chất 45 – 50%, trong phân còn có lưu huỳnh (8%). 

– Kali clorua (KCL): Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt, màu xám đục hoặc màu trắng. Có hàm lượng kali nguyên chất 50 – 60%. 

Phân lân (Có 2 dạng):

– Lân nung chảy: Tỷ lệ lân nguyên chất 5 – 20%, trong phân còn có một ít kiềm chủ yếu là Mg (12 – 13%) và canxi (30%). 

– Supe lân: Trong phân này còn chứa một lượng lớn thạch cao và axit nên có phản ứng chua và có 16 – 20% lân nguyên chất.

Có 3 loại được sử dụng thường xuyên cho cây đó là:

– Phân photphat đạm còn gọi là photphat amoni: Hiện đang lưu hành 2 loại phân bón amoni photphat là DAP (18-46-0) và MAP (10-50-0).

– Phân sunphat đạm còn gọi là phân SA có chứa 20 – 21% đạm nguyên chất. 

– Phân urê có 44 – 48% đạm nguyên chất.

Super lân có tác dụng gì?

Trong super lân còn có nhiều thành phần các nguyên tố trung lượng, vi lượng khác như Ca, Mg, S, Si, Zn, Mn,… Vậy, super lân có tác dụng gì? Tác dụng của super lân chính là giúp kích thích sự ra hoa, kết trái, chắc củ, sáng hạt, giúp cho cây trồng dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng để nuôi cây, tăng cường chịu hạn, chịu rét. 

Các loại phân đạm cho cây trồng

Sau khi tìm hiểu phân đạm là gì thì chúng ta cần quan tâm tới các loại phân đạm cho cây trồng thường được sử dụng phổ biến trên thị trường dưới đây: 

– Dung dich phân đạm: Trên thị trường có các loại dung dịch hỗn hợp giữa urê, amoni nitrat và amoniac. Hơn hết, nó cũng có các loại dung dịch amoniac có độ đậm đặc khác nhau. 

– Amoniac khan: Phân được dùng loại máy bón đặc biệt kết hợp cùng máy cày đất đưa phân vào độ sâu 12 – 15cm khi cày. Đây chính là khí amoniac hóa lỏng ở nhiệt độ -330C và áp suất 20 – 30 kg/1cm2.

Các loại phân đạm cho cây trồng

Các loại phân đạm cho cây trồng

Phân chứa gốc nitrat được sử dụng rất sớm trên thị trường phân bón thế giới, chúng gồm natri nitrat, canxi magie nitrat, kali nitrat và amoni nitrat. Phân rất dễ hút ẩm, dễ chảy nước nên gây khó khăn cho việc bảo quản ở vùng nhiệt đới ẩm.

Phân chứa chứa gốc amoni có amoni clorua, (A.Cl) amoni sunfat (A.S hay SA) Điamôn photphat (DAP) amoni bicacbonat (A.B.C) và dung dịch amoniac.

Tìm hiểu phân NPK là gì?

Phân bón NPK hữu cơ được biết đến là loại phân bón phổ biến, được sử dụng nhiều nhất bởi nhà nông hiện nay. Vậy, phân NPK là gì? NPK là chữ cái viết tắt đại diện cho 3 nguyên tố đa lượng chính có trong phân bón NPK sinh học, đó là nitơ, kali và photpho.

Một cây trồng nếu muốn sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì không thể thiếu bất kỳ một nguyên tố nào trong 3 nguyên tố này. Đây đều là các chất rất cần thiết đối với cây trồng, N ám chỉ nguyên tố dinh dưỡng đạm, trong khi P và K lần lượt chỉ nguyên tố dinh dưỡng lân và kali. 

Phân đạm sunfat là gì?

Muốn cây có nhiều hoa, nhiều nhánh, sai quả thì cây không thể thiếu lưu huỳnh và đạm, phân đạm sunfat là giải pháp tốt nhất cho việc cân bằng đạm và lưu huỳnh. Đạm sunfat hay còn được gọi là đạm 1 lá hoặc phân SA có công thức hóa học là (NH4)2SO4. Trong vòng một tháng kể từ khi được bón, amoni sunfat sẽ được chuyển hóa và cây trồng dễ dàng hấp thu.

100 kg amoni sunfat gây ra độ chua và cần 110kg canxi cacbonat (đá vôi) để trung hòa nó. Amoni sunfat có thể gây chua hóa đất do quá trình nitrat hóa. Khi được bón vào đất, ion amon được hấp thụ trên các hạt đất sét của đất, giúp hạn chế sự rửa trôi. Amoni sunfat là muối tinh thể màu trắng, ổn định, tan tốt trong nước. Loại phân này phù hợp để bón khi cây thiếu cả đạm và lưu huỳnh. Trong phân này chứa 21% nitơ (N) và 24% lưu huỳnh (S). 

Hình ảnh cây thừa lân

Để biết được tầm đi quan trọng của lân, cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thừa lân dưới đây:

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Hình ảnh cây thừa lân

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết phân đạm là gì, tác dụng của đạm, lân, kali và các loại phân đạm cho cây trồng cũng như hình ảnh cây thừa lân. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: SGOT là gì? Chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường?

Thắc Mắc -