SGOT là gì? Chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường?

SGOT là gì? Đọc ngay để tìm hiểu thêm về chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường cũng như chỉ số SGPT và GGT là gì? 

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan là yếu tố không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý của gan. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan là tên gọi chung của một số xét nghiệm cụ thể được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động chức năng của gan. Trong đó, chúng ta không thể không thể không nhắc tới chỉ số SGOT. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết SGOT là gì?

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chi tiết chỉ số SGOT là gì?

Chỉ số men gan có thể xem là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của gan. Khi tế bào gan bị tổn thương, men gan sẽ tăng do đó lượng enzym giải phóng vào máu nhiều. Do là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa các chất trong cơ thể, nên gan có một hệ thống enzym rất hoàn chỉnh để giúp xúc tác các phản ứng sinh hóa và thực hiện các chức năng này. 

Hai transamin quan trọng nhất là AST (GOT) và ALT (GPT). SGOT (Glutamic oxaloacetic transamine) hay còn gọi là AST (Aspartate aminotransferase), nó là một men transamine. Vậy, chỉ số SGOT là gì? SGOT (AST) là chỉ số đánh giá tổn thương tế bào gan. SGOT không phải là một chỉ số cụ thể về tổn thương gan vì độ cao của nó có thể xảy ra do các mô bị thương khác.

Tìm hiểu chỉ số SGOT là gì?

Tìm hiểu chỉ số SGOT là gì?

Mức độ SGOT trong huyết thanh được tăng cường trong các cơn đau tim hoặc với chấn thương cơ bắp. Nó được giải phóng vào huyết thanh khi bất kỳ một trong các mô này bị hư hại. SGOT thường được tìm thấy trong nhiều mô khác nhau bao gồm gan, tim, cơ, thận và não.

Xét nghiệm SGOT là gì?

Thông thường, xét nghiệm men gan trong đó có SGOT cho thấy định lượng các enzyme gan tăng, nghĩa là gan của bệnh nhân đang bị nguy hại. Vậy, xét nghiệm SGOT là gì? Xét nghiệm SGOT là xét nghiệm đánh giá tình trạng men gan. Khi tế bào gan gặp tổn thương, hư hại thì các chất men này có trong máu nhiều hơn. Men gan là tên gọi chung của các enzyme có trong gan, có vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất trong gan như glucid, protid, lipid,…

Chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường?

Có thể nhận thấy rằng xét nghiệm SGOT là một trong những xét nghiệm máu được chỉ định đối với bệnh nhân gặp vấn đề về gan. Chỉ số SGOT thường đi cùng với chẩn đoán tổn thương gan, đồng thời sự biến thiên của chỉ số này còn có nhiều ý nghĩa, phản ánh mức độ và tiến triển của bệnh. 

Chỉ số SGOT là viết tắt của Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase, đặc trưng cho các tổn thương tế bào gan do xơ, bệnh tiểu đường, thể hiện tổn thương tim do nhồi máu, viêm hay ung thư,… Sau khi đã tìm hiểu SGOT là gì thì chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Chỉ số men gan ở người có sức khỏe gan bình thường là:

– Chỉ số phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.

– Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L và tùy từng hệ thống máy khác nhau sẽ có khoảng tham chiếu khác nhau.

– Chỉ số ALT (SGPT): 20 – 40 UI/L.

– Chỉ số AST (SGOT): 20 – 40 UI/L.

Chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường?

Nguyên nhân chỉ số SGOT cao

Trường hợp tế bào gan bị hoại tử như gan bị tổn thương do hóa chất, trụy mạch kéo dài, viêm gan do virus cấp, do thuốc độc thì SGOT sẽ tăng cao. Nguyên nhân chỉ số SGOT cao có thể tới từ: 

– Đau tim, bệnh huyết tán, tắc mạch phổi, viêm tụy cấp tính, mang thai, hoại thư, viêm da cơ địa, loạn dưỡng cơ tiến triển, chấn thương cơ, vận động mạnh, sốt rét,…

– Có nhiều loại thuốc khi dùng quá liều sẽ gây độc, làm tổn thương gan và làm tăng men gan như Isoniazid, Amoxicillin, thuốc kháng sinh, Naproxen, Ibuprofen, Paracetamol, thuốc giảm đau Aspirin,…

– Khi đường dẫn mật bị phù nề hoặc dịch mật bị tắc nghẽn sẽ tác động lên gan, khiến chỉ số men gan tăng. Một số bệnh về đường mật gây SGOT cao như: Tắc đường mật thường liên quan tới gan, giun chui ống mật, viêm túi mật, sỏi mật,…

– Tắc nghẽn lưu lượng máu đến gan, xơ gan, ung thư gan, viêm gan mạn tính đều là những nguyên nhân làm men gan tăng cao.

– Ở giai đoạn phát triển gan nhiễm mỡ không do rượu có thể xảy ra các biến chứng như xơ gan hay ung thư gan. Do chủ quan cho rằng nó lành tính mà không ngờ được rằng đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm các chỉ số men gan tăng cao.

– Mức độ tổn thương gan do bia rượu gây ra tỉ lệ thuận với nồng độ các chỉ số men gan tăng. Viêm gan do bia rượu chính là nguyên nhân chính làm các chỉ số men gan tăng cao. 

– Chưa xác định được nguyên nhân nhưng viêm gan tự miễn sẽ có triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ, phù nề. Các tế bào gan bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công dẫn đến gan bị viêm, từ đó làm tăng các chỉ số men gan. 

– Viêm gan siêu vi biểu hiện qua các triệu chứng nhiễm trùng như đau bụng, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm màu. Bao gồm viêm gan A, B, C và chúng thường xuất hiện với các chi số men gan cao.

Tìm hiểu chỉ số SGPT là gì?

Để có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về gan mà bạn có thể gặp phải, chỉ số SGPT là một trong những chỉ số quan trọng. Vậy, chỉ số SGPT là gì? SGPT (ALT) là loại enzyme nằm chủ yếu trong tế bào gan. Một lượng nhỏ nằm trong tế bào cơ vân và tim.

Tìm hiểu chỉ số SGPT là gì?

Tìm hiểu chỉ số SGPT là gì?

Bạn cần chú ý các bệnh lý về gan có thể mắc phải khi chỉ số này tăng vượt mức giới hạn cho phép (>40 U/L). Các trường hợp SGPT (ALT) <3 U/L thường rất ít gặp, chủ yếu là SGPT (ALT) tăng. Khi các tế bào gan có dấu hiệu bị hủy hoại và tổn thương, SGPT sẽ giải phóng vào máu nhiều hơn, khiến chỉ số này tăng lên rõ rệt. 

Ở người bình thường, nồng độ SGPT trong cơ thể thường thấp. Chỉ số này nằm trong khoảng từ 3 – 40 U/L. Chỉ số SGPT đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các tổn thương ở gan. Vì vậy, khi thực hiện xét nghiệm gan cần quan tâm tới chỉ số này. Việc xét nghiệm chỉ số SGPT giúp ta phát hiện sớm các bệnh lý về gan hay các cơ quan nội tiết khác của cơ thể. Tuy nhiên khi gan bị tổn thương hay do một số nguyên nhân bất thường nào đó sẽ làm cho chỉ số SGPT trong máu cao lên.

Tìm hiểu chỉ số GGT là gì?

Thực tế gan là một cơ quan nội tạng có đến hơn 500 chức năng khác nhau, khi bị tổn thương bệnh lý, những chức năng gan quan trọng bị ảnh hưởng và dễ kiểm tra qua các xét nghiệm được thực hiện. Xét nghiệm chức năng gan là những xét nghiệm với mục đích kiểm tra, đánh giá chức năng của gan. Trong đó, một chỉ số quan trọng mà không thể không nhắc tới chính là GGT. Vậy, chỉ số GGT là gì?

GGT (Gamma glutamyl transferase) là một trong những loại men đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng ứ mật trong gan. Chỉ số GGT được sử dụng để đánh giá rối loạn về gan và mật. Nếu chỉ số này tăng lên có nghĩa là gan có vấn đề. Những người có mức GGT bình thường nhưng tăng ALP phần lớn là do bệnh về xương.

Tìm hiểu chỉ số GGT là gì?

Tìm hiểu chỉ số GGT là gì?

Bình thường, cả ALP và GGT đều tăng khi bị bệnh ống mật và bệnh gan. Ngoài ra xét nghiệm GGT có vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân làm tăng ALP. Hoạt động của GGT gia tăng trong một số tình trạng bệnh lý của gan như viêm gan mãn tính, viêm gan siêu vi, tổn thương gan do rượu, ung thư gan di căn. Chỉ số GGT có giá trị hơn các enzym khác vì rất nhạy cảm với những thay đổi của tình trạng ứ mật trong gan.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết SGOT là gì, chỉ số SGOT bao nhiêu là bình thường cũng như chỉ số SGPT và GGT là gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Thượng đẳng là gì? Biểu hiện của người thượng đẳng

Thắc Mắc -