Mẫu tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế mới nhất

Những mẫu tờ khai bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Hiện nay việc tham gia bảo hiểm đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mọi người nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân. Việc khai tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu, bởi tế elead.com.vn xin chia sẻ đến các bạn bài viết này. Cùng nhau theo dõi nha!

Nội Dung Chính

Mục đích của việc tham gia BHXH, BHYT

BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Hiện nay, có 02 hình thức tham gia BHXH, đó là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó:

+ BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

+ BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà Nhà nước hỗ trợ một phần và người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

(Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Trong khi đó, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, áp dụng với các đối tượng do luật định để chăm sóc sức khỏe.

(Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2014)

BHXH và BHYT đều là những chính sách an sinh xã hội thiết thực đối với mỗi người dân. Bằng việc tham gia, người dân được ổn định cuộc sống khi gặp rủi ro. Có thể kể đến một vài hỗ trợ tích cực từ BHXH, BHYT như:

+ Khi ốm đau: được BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh và được hưởng chế độ ốm đau;

+ Khi thai sản: được nghỉ theo chế độ thai sản và nhận tiền thai sản;

+ Khi tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc bệnh nghề nghiệp (BNN): được chăm sóc, điều trị bệnh và nhận trợ cấp theo chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Dù gặp rủi ro trong trường hợp nào (ốm đau, thai sản hay thương tật) đều được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và nhận khoản trợ cấp tương ứng;

+ Ngoài ra, khi người tham gia mất việc làm hoặc không có việc làm, nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với những khoản trợ cấp và hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp;

+ Đặc biệt, sau một thời gian tham gia, nếu thuộc trường hợp theo luật định và có nhu cầu thì người tham gia còn được nhận BHXH một lần.

Mẫu Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

TỜ KHAI

THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

(Áp dụng đối với người tham gia chưa được cấp mã số BHXH và thay đổi thông tin)

I. Đối với người chưa được cấp mã số BHXH (người tham gia chỉ kê khai từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [13] dưới đây).

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………………………………………………………………

[02]. Ngày, tháng, năm sinh: …….. / ……… /……… [03]. Giới tính: ………………….

[04]. Quốc tịch …………………………… [05]. Dân tộc ………………………………………

[06]. Nơi đăng ký giấy khai sinh: [06.1]. Xã (phường, thị trấn): ……………………..

[06.2]. Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): ………….. [06.3]. Tỉnh (Tp): …………..

[07]. Địa chỉ nhận kết quả: [07.1]. số nhà, đường phố, thôn xóm: …………………

[07.2]. Xã (phường, thị trấn): ……………………… [07.3] Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh):……………………………………….[07.4].Tỉnh (Tp):……………………………..

[08]. Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước: ……. [09]. Số điện thoại liên hệ: ………

[10]. Họ tên cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi): …………………..

[11]. Mức tiền đóng: …………………. [12]. Phương thức đóng: ……………………….

(Chỉ tiêu [11], [12] chỉ áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện)

[13]. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu (không áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện):…………………………….……………………

[14]. Trường hợp người tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng thì kê khai thêm Phụ lục (Phụ lục kèm theo) và không phải nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh thư, thẻ căn cước.

II. Đối với người đã được cấp mã số BHXH thay đổi thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT (người tham gia chỉ kê khai từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [05] dưới đây)

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………………………………………………………………

[02]. Ngày, tháng, năm sinh: ……… / ……… / ……… [03]. Mã số BHXH: …………..

[04]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ………………………………………………………………

[05]. Hồ sơ kèm theo (nếu có): …………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Người kê khai

PHỤ LỤC THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH

Họ và tên chủ hộ: …………………………. Số điện thoại (nếu có): ……………………..

Địa chỉ: Thôn (bản, tổ dân phố): …………… Xã (phường, thị trấn): …………………

Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): ………………………. Tỉnh (Tp): ………………….

SttHọ và tênMã số BHXHNgày, tháng năm sinhGiới tínhNơi cấp giấy khai sinhMối quan hệ với chủ hộSố CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếuGhi chú
AB1234567
1        
2        
3        
        

Người kê khai

Hướng dẫn lập Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

Mục đích:

Kê khai các thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và thành viên Hộ gia đình khi không có mã số BHXH.

Kê khai khi có yêu cầu điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN như: nhân thân, chức danh nghề, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu…

Trách nhiệm lập:

+ Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

+ Cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi).

Thời gian lập:

+ Đối với người lao động cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN; người chỉ tham gia BHXH bắt buộc; người tham gia BHXH tự nguyện: Khi tham gia khi chưa được cấp mã số BHXH hoặc điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Đối với người chỉ tham gia BHYT:

+ Trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT;

+ Người tham gia khi có điều chỉnh thông tin; người tham gia chưa được cấp mã số BHXH.

Phương pháp lập:

Đối với người chưa được cấp mã số BHXH: Người tham gia chỉ kê khai từ mục [01] đến mục [13]. Trường hợp người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng thì kê khai bổ sung mục [14].

[01]. Họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

[02]. Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[03]. Giới tính: ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

[04]. Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[05]. Dân tộc: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[06]. Nơi đăng ký Giấy khai sinh: ghi rõ tên xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh, thành phố đã đăng ký giấy khai sinh.

Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh lần đầu thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

[07]. Địa chỉ nhận kết quả: ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống để cơ quan BHXH gửi trả sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác: số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.

[08]. Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước: ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước.

[09]. Số điện thoại liên hệ: ghi số điện thoại liên hệ (nếu có).

[10]. Họ tên cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ (áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi): Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

[11]. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện): ghi mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

[12]. Phương thức đóng (áp dụng đối với người đi lao động ở nước ngoài, người tham gia BHXH tự nguyện): ghi cụ thể phương thức đóng là 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng …

[13]. Nơi đăng ký KCB ban đầu: ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (danh sách đăng ký nơi KCB ban đầu được cơ quan BHXH thông báo hằng năm gửi cho cho đơn vị, UBND xã, đại lý thu).

[14]. Phụ lục thành viên hộ gia đình: Kê khai đầy đủ, chính xác thông tin toàn bộ thành viên hộ gia đình trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng.

Đối với người đã được cấp mã số BHXH thay đổi thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT: Chỉ áp dụng đối với người thay đổi thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

[01]. Họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

[02]. Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

[03]. Mã số BHXH: Ghi mã số BHXH của người tham gia.

[04]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ghi nội dung yêu cầu thay đổi như: họ tên, ngày tháng năm sinh, các thông tin liên quan đến chức danh, nghề nghiệp, công việc, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu…

[05]. Hồ sơ kèm theo:

Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.

Đối với phụ lục thành viên hộ gia đình:

+ Mục đích:

Kê khai đầy đủ, chính xác thông tin toàn bộ thành viên hộ gia đình tạm trú của người tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng.

Trách nhiệm lập:

Người tham gia hoặc chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có người tham gia BHYT theo hộ gia đình chưa có mã số BHXH.

Thời gian lập:

khi người tham gia BHYT theo hộ gia đình, có người được giảm trừ mức đóng.

Phương pháp lập:

Phần thông tin chung: ghi đầy đủ họ và tên chủ hộ; số điện thoại liên hệ (nếu có); ghi rõ địa chỉ: thôn (bản, tổ dân phố); xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố).

Chỉ tiêu theo cột:

Cột A: ghi số thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong hộ gia đình.

Cột B: ghi đầy đủ họ và tên của từng người trong hộ gia đình.

Cột 1: ghi mã số BHXH đối với từng thành viên hộ gia đình đã được cơ quan BHXH cấp; trường hợp chưa xác định được mã số BHXH thì có thể tra cứu tại đây.

Cột 2: ghi ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

Cột 3: ghi giới tính của các thành viên trong hộ (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

Cột 4: ghi rõ tên xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố đã cấp giấy khai sinh.

Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Cột 5: ghi mối quan hệ với chủ hộ (là vợ, chồng, con, cháu…).

Cột 6: Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước (nếu có): ghi số chứng minh nhân dân hoặc ghi số hộ chiếu hoặc ghi số Thẻ căn cước.

Cột 7: ghi những nội dung cần ghi chú.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người kê khai ký ghi rõ họ tên.

Trên đây elead.com.vn đã chia sẻ đến các bạn những mẫu tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ và chính xác nhất. Việc tham gia bảo hiểm là điều cần thiết để bảo vệ những quyền lợi của bản thân và mọi người xung quanh. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp ích được cho các bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

Luật Việt Nam - Tags: