Mẫu Đơn Yêu Cầu Công Nhận Hòa Giải Thành Mới Nhất

Mẫu đơn yêu cầu công nhận hòa giải thành được ban hành kèm Công văn 59/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao. Đây là mẫy đơn hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải trong giải quyết các vụ tranh chấp dân sự tại Tòa án. Hãy tìm hiểu và tải ngay về máy để hoàn thành đơn một cách chi tiết nhất nhé!

Thế nào là một vụ việc hòa giải thành?

Theo Công văn 59/TANDTC-PC, một vụ việc được coi là hòa giải thành khi thông qua hòa giải:

– Các bên đạt được thỏa thuận, thống nhất với nhau về toàn bộ hoặc một, một số các vấn đề phải giải quyết, các vấn đề chưa giải quyết được thì không yêu cầu Tòa án giải quyết;

– Trong các vụ ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, vợ chồng đoàn tụ hoặc vợ chồng thuận tình ly hôn, thỏa thuận được việc nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn;

– Người khởi kiện rút đơn khởi kiện về;

Đặc biệt: Nếu các bên chỉ thống nhất được một hoặc một số vấn đề cần giải quyết, những vấn đề khác tiếp tục nhờ Tòa án giải quyết thì được coi là hòa giải thành ½ vụ việc;
 

Đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành

Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành, người có đơn yêu cầu phải gửi đơn đến Tòa án. Lúc này, đơn yêu cầu phải có các nội dung theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết;

– Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

– Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải;

– Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận.

– Người yêu cầu là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ; Nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức này phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Ngoài ra, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành kèm theo đơn này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI THÀNH

Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ………………………………….

Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành: (2)  ………………….……….

Địa chỉ: (3) …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): ………………………………………………………………….……….

Fax (nếu có): ………………………………………………………………………….………….

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân (1) ………………………………… việc như sau: Tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án (1) …………………… chúng tôi đã thống nhất hòa giải/đối thoại theo biên bản hòa giải thành ngày ……tháng …….năm …..

Nay, tôi/chúng tôi yêu cầu Tòa án công nhận: (4)…………………………………………….

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án công nhận: (5) ………………………………………………………………………………………….

– Các thông tin khác (nếu có): (6)………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu: (7)

1 ……………………………………………………………………………………………………

2 ……………………………………………………………………………………………………

3 ……………………………………………………………………………………………………

Tôi (chúng tôi) cam kết những thông tin trong đơn là đúng sự thật.

……………, ngày…. tháng…. năm …… (8)

NGƯỜI YÊU CẦU (9)

Chú thích:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; Cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B và địa chỉ của Tòa án đó.

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.

(3) Ghi địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

– Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc:

Ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H;

Công ty TNHH Hải An, số 264 phố ĐC, quận BĐ, thành phố H

– Nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;

Ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H.

(4) Ghi rõ yêu cầu Tòa án công nhận vấn đề gì.

(5) Ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

(6) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(7) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu gồm có những gì, là bản sao hay bản chính, đánh số thứ tự;

Ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của…;

2. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…..

(8) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu

Ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm…….

(9) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó;

Nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trên đây là mẫu đơn và hướng dẫn bạn cách viết đơn yêu cầu công nhận hòa giải thành đúng quy định và chi tiết nhất. Hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé!

Biểu Mẫu - Tags: