Ngộ độc thực phẩm là gì? Các loại ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì? Đọc ngay để tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân ngộ độc thực phẩm cũng như cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà.

Ngộ độc thức ăn là mối lo trước mắt và luôn có nguy cơ có thể xảy ra. Bởi đây là bệnh truyền qua thực phẩm, xảy ra phổ biến, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu, ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh có khoảng 12.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do nhiễm độc thức ăn. Elead xin gửi tới bạn tất cả những thông tin liên quan thông qua nội dung dưới đây!

Nội Dung Chính

Ngộ độc thực phẩm là gì? Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, giúp người ta hoạt động và làm việc. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa. “Ngộ độc thực phẩm là gì?” đang là thắc mắc của rất nhiều người. 

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là trúng thực hoặc ngộ độc thức ăn, đây chính là tình trạng người bệnh bị ngộ độc, trúng độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị ôi thiu, biến chất, vượt quá liều lượng cho phép các chất phụ gia, chất bảo quản,… Nếu ngộ độc ở mức độ nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời, ngộ độc nhẹ người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày.

Ngộ độc thực phẩm là gì? Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Ngộ độc thực phẩm là gì? Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Một số biểu hiện của ngộ độc thực phẩm nhẹ xuất hiện sau khi ăn hay uống phải thực phẩm không đảm bảo, bao gồm:

– Mệt mỏi và chán ăn: Do bị mất nước hay các dấu hiệu như sốt, đau bụng, tiêu chảy khiến cho người bệnh không muốn ăn uống nên người bệnh thấy mệt mỏi và chán ăn. Đây cũng là biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thực phẩm. 

– Sốt: Sốt là một triệu chứng bảo vệ cơ thể giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Với mức độ ngộ độc thực phẩm nhẹ thì người bệnh có thể không bị sốt hoặc sốt nhẹ. 

– Đau đầu: Với mức độ nhẹ người bệnh thường chỉ đau đầu, nhưng nếu nặng có thể lú lẫn, co giật,…

– Tiêu chảy: Do các nguyên nhân gây ngộ độc gây ra viêm niêm mạc đường tiêu hóa, khiến cho nó giảm khả năng tái hấp thu nước nên gây tiêu chảy, đây là triệu chứng phổ biến thường xuất hiện khi bị ngộ độc. 

– Buồn nôn và nôn mửa: Do nôn nhiều cũng khiến cho người bệnh dễ bị mất nước nên cần chú ý bổ sung nước khi bị nôn. Đây cũng là một trong những cách tự nhiên giúp cho cơ thể dễ dàng đào thải các chất gây ngộ độc cho cơ thể ra ngoài.

– Đau bụng: Phản ứng kích thích gây tăng nhu động ruột, tăng tốc độ đào thải chất độc hại và từ đó khiến cho cho người bệnh bị đau bụng. Đây là một dấu hiệu rất phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm, nó xuất hiện khá sớm sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo. 

Các loại ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm được phân loại theo nguyên nhân. Các loại ngộ độc thực phẩm bao gồm: 

Ngộ độc mycotoxin: Nấm mycotoxin phát triển trên các món này có thể sản sinh ra độc tố mycotoxin. Trường hợp này cần đặc biệt lưu ú với các loại hạt, ngũ cốc hay trái cây bị mốc. Loại ngộ độc này xảy ra khi ăn phải các món bị nhiễm nấm mốc mycotoxin. 

Nhiễm E.coli: Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, mọi người cần rửa sạch tay trước khi ăn, rửa kỹ rau quả tươi và nấu thịt thật chín trước khi ăn. Các triệu chứng khi nhiễm E.coli thường thấy gồm buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau thắt dạ dày. Mọi người thường bị nhiễm do uống phải nước bẩn, nước trái cây, rau quả, thịt sống, hoặc rau tươi có E.coli. Vi khuẩn E.coli thường được tìm thấy trong phân động vật.

Các loại ngộ độc thực phẩm

Các loại ngộ độc thực phẩm

Nhiễm listeriosis: Cách tốt để tránh bị nhiễm khuẩn là hãy rửa thật kỹ rau củ và nấu thịt đủ chín trước khi ăn. Triệu chứng khi nhiễm khuẩn listeriosis là sốt, xuất hiện khá lâu sau khi ăn, đau cơ, nôn ói, thậm chí có thể lên đến 70 ngày. Loại vi khuẩn này có thể xuất hiện trong thịt nguội, các thực phẩm làm từ sữa, xúc xích, hải sản hun khói và một số loại rau tươi. Người ăn có thể bị nhiễm bệnh khi ăn phải thực phẩm có listeriosis. Listeriosis là vi khuẩn sống trong đất, nước và phân của một số loài động vật. 

Ngộ độc thịt: Ngộ độc thịt thường xuất hiện do ăn phải các loại thịt hoặc nước ép đóng hộp mà không được chế biến, xử lý đúng cách. Trong môi trường không có oxy, loại vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố thần kinh botulism gây liệt cơ. Nguyên nhân gây ngộ độc thịt là vi khuẩn clostridium botulinum. 

Biểu hiện của hội chứng mất nước, điện giải khi bị ngộ độc thực phẩm là gì?

Biểu hiện của hội chứng mất nước, điện giải khi bị ngộ độc thực phẩm là khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, huyết áp hạ.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm phổ biến 

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm phổ biến có thể phân chia thành 4 nhóm chính sau:

– Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước), do phụ gia thực phẩm, do các chất phóng xạ, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. 

– Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như: Một số loại quả đậu, khoai tây mọc mầm, mật cá trắm, nấm độc, cá nóc, cóc,…

– Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc. Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

– Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, do virus, do nấm mốc và nấm men, do ký sinh trùng,…

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm phổ biến 

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm phổ biến

Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Bạn có thể tiến hành thực hiện các cách sơ cứu và xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà cho chính bản thân và người thân. Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà bằng phương pháp dân gian như sau: 

Cho người bệnh nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi sẽ giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và cải thiện tình trạng mệt mỏi. Bởi khi ngộ độc, cơ thể có xu hướng trở nên mệt mỏi và yếu sức hơn. Cho người bệnh nghỉ ngơi là cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà đơn giản nhất mà bạn nên thực hiện.

Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Để làm giảm các cơn buồn nôn cũng như tăng khả năng thực phẩm được “giữ” lại trong cơ thể, ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Theo khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh nên sử dụng với các thực phẩm như: Giấm táo, khoai tây, bột yến mạch, lòng trắng trứng, chuối. Để chữa trị và khắc phục ngộ độc thực phẩm tại nhà, tốt nhất người bệnh nên sử dụng các thức ăn nhạt, ít chất béo, lỏng và ít chất xơ. 

Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì?

Trong trường hợp người bệnh nôn mửa không ngừng, cần nhanh chóng đưa tới các trung tâm y tế để được hỗ trợ. Vậy, ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì?

Sử dụng men vi sinh: Người bệnh có thể sử dụng men tiêu hóa ngay tại nhà để giảm thiểu tình trạng đau bụng, kích thích đường ruột và làm cân bằng hệ vi khuẩn sau ngộ độc. Men vi sinh hay probiotic có tác dụng hiệu quả với việc cải thiện và tăng cường cho hệ miễn dịch và đường ruột. 

Uống nhiều nước hoặc oresol: Có thể sử dụng canh hoặc súp để người bệnh dễ ăn và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó nên cho người bệnh uống oresol để bù điện giải. Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà giúp nhanh chóng đẩy các chất gây độc ra khỏi cơ thể chính là cho người bệnh uống nhiều nước. 

Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi? 

Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi? Đối với người có sức khỏe bình thường, khi mắc ngộ độc bán cấp và cấp tính thì người lớn và trẻ em ở độ tuổi còn đi học sẽ hồi phục từ 1 – 4 tuần. Riêng với trẻ dưới 7 tuổi và người già, thời gian hồi phục trung bình từ 1 đến vài tháng.

Trên đây là toàn bộ thông tin ngộ độc thực phẩm là gì? Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ, các loại ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Best seller là gì? Những món best seller nên thưởng thức khi tới Việt Nam

Thắc Mắc -