Chất oxi hóa là gì? Các chất có tính oxi hóa là những chất nào? 

Chất oxi hóa là gì, chất bị oxi hóa là gì, chất oxi hóa có tính gì, các chất có tính oxi hóa là những chất nào và chất khử là gì? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu chất oxi hóa là gì?

Oxi hóa là phản ứng hóa học xảy ra khi oxi tiếp xúc và tác dụng với một chất nào đó gây ra tình trạng biến đổi về hình dạng, màu sắc hay bản chất. Ở đâu có oxi ở đó chắc chắn xảy ra quá trình oxi hóa. Việc mất electron khiến cho phân tử đó bị biến đổi, rối loạn. Oxi hóa là quá trình một phân tử bị mất đi electron do một phân tử khác (chất oxi hóa) lấy đi. Oxi hóa là hiện tượng khá phổ biến vào diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống và cả cơ thể của chúng ta. Cùng tìm hiểu chất oxi hóa là gì thông qua nội dung dưới đây:

Chất oxi hóa là những chất chuyên đi cướp electron của phân tử chất khác, khiến cho phân tử chất đó bị biến đổi và hư hỏng. Trong cuộc sống thường ngày, nhiều quá trình oxi hóa diễn ra không kiểm soát, gây nhiều tác hại đến đời sống chúng ta. Trong công nghiệp với mục tiêu chủ đích, oxi hóa mang lại một số lợi ích như chế tạo chất đốt, rượu methanol, công nghệ hàn, sản xuất thép, ủ men,…

Trong bảo quản thực phẩm, người ta thường ép chân không màng bọc nhằm ngăn chặn thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với oxi gây ra quá trình oxi hóa. Khi bạn để trái chuối ngoài không khí, sau vài ngày trái chuối sẽ có những đốm đen do bị oxi hóa. Để một chiếc đinh sắt ngoài tự nhiên hoặc ngâm trong nước thì sau thời gian, đinh sắt sẽ bị gỉ sét. Vì xung quanh ta, oxi có ở khắp mọi nơi nên quá trình oxi hóa diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

Chất oxi hóa có tính gì? 

Chất oxi hóa có tính gì? Tính chất của chất oxi hóa ở nhiều dạng khác nhau như sau: 

Oxi tác dụng với hợp chất: Phản ứng cháy của khí metan có trong khí bioga, bùn ao với oxi, tỏa rất nhiều nhiệt. Ở đời thực chúng ta cũng đã thấy rất nhiều phản ứng của oxi với hợp chất. 

Tác dụng với kim loại: Nếu ở điều kiện bình thường thì phản ứng sẽ xảy ra lâu hơn. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường hay điều kiện phức tạp thì hầu hết oxi đều phản ứng với kim loại. Tính chất hóa học của oxi không giống với phi kim, oxi khó xảy ra phản ứng và khá kén chọn. 

Oxi tác dụng với photpho: Bột trắng này có thể tan được trong nước và có kí hiệu là P2O5 (điphotpho pentaoxit). Photpho cháy rất mạnh trong không khí và tạo ra ngọn lửa sáng chói, có một lượng lớn khói màu trắng bám vào thành lọ. 

Oxi tác dụng với lưu huỳnh: Phản ứng sản xuất ra khí lưu huỳnh đioxit(SO2) và có rất ít khí lưu huỳnh trioxit(SO3). Lưu huỳnh cháy trong oxi rất mãnh liệt, tạo ra ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt. 

Oxi tác dụng với phi kim: Trong mỗi điều kiện khác nhau thì oxi tác dụng với khá nhiều loại phi kim trong tự nhiên. 

Trạng thái tự nhiên: Ở dạng hợp chất thì oxi có trong cơ thể của động vật và con người, nước, quặng đất đá, đường, thực vật,… Là nguyên tố trong tự nhiên ở dạng đơn chất phổ biến nhất, chúng chiếm khoảng 1 phần 5 thể tích không khí. Oxi ở trong không khí là do quá trình quang hợp tạo nên. Có một số nghiên cứu oxi với không khí có tỉ khối là 32:29. Oxi tan rất ít trong nước. 

Tính chất vật lý: Khí oxi ở 20°C và 1atm sẽ có độ tan là 0,0043g tỉ trọng 100g H2O. Nước ở nhiệt độ 20°C với 100ml, 1atm sẽ hoà tan được 3,1ml oxi. Khi chịu áp suất của khí quyển thì oxi sẽ hóa lỏng ở -183°C. Khi hóa lỏng sẽ có màu xanh nhạt. Oxi tan ít trong nước và có khối lượng nặng hơn không khí. Tính chất của oxi là một chất không có mùi, không có màu sắc, không có vị. 

Điều chế oxi trong công nghiệp: 

– Từ nước: Để tăng khả năng dẫn điện của nước thì sẽ thu lại được khí hidro ở cực âm và khí oxi ở cực dương, khi điện phân nước đó là sẽ hoà tan nước với một ít NaOH hoặc H2SO4

– Từ không khí: Oxi sẽ được bảo quản và vận chuyển ở trong bình thép với áp suất 150atm và dung tích 100 lít. Sau khi đã loại bỏ được hết hơi nước, khí cacbon đioxit, bụi trong không khí và được hóa lỏng thì sẽ thu lại được oxi. 

Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: Oxi sẽ được điều chế bằng cách phân hủy một số hợp chất giàu oxi và rất ít bền với nhiệt như KCLO3(rắn), KMnO4(rắn),…

Chất oxi hóa có tính gì? 

Chất oxi hóa có tính gì?

Các chất có tính oxi hóa là những chất nào? 

Nói oxi là có tính oxi hóa mạnh vì khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. nguyên tố oxi có độ âm điện lớn, chỉ kém flo . Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim rất hoạt động có tính oxi hóa mạnh. Vậy ngoài oxi, các chất có tính oxi hóa là những chất nào? 17 chất có tính oxi hóa thường gặp bao gồm: 

– Chì đioxit (PbO2).

– Các hợp chất xeri (IV) như xeri amoni nitrat và bari sunfat.

– Natri bismutat (NaBiO3).

– Kali nitrat (KNO3), chất oxy hóa ở dạng bột màu đen.

– Nitơ oxit (N2O), Nitrogen dioxide/ Dinitrogen dioxide/ Dinitrogen tetroxide (NO2/N2O4).

– Natri perborat.

– Các hợp chất pemanganat như kali pemanganat (KMnO4).

– Các hợp chất crom hóa trị 6 như axit cromic và đicromic, các hợp chất cromat, dicromat, crom trioxit, pyridinium chlorochromate (PCC). 

– Hypoclorit, clorua và các hợp chất halogen tương tự khác như clorat, peclorat, thuốc tẩy gia dụng (NaClO).

– Axit peroxymonosulfuric (H2SO5).

– Axit peroxydisulfuric (H2S2O8).

– Axit sunfuric (H2SO4).

– Flo (F2), clo (Cl2) và các halogen khác.

– Hydro peroxit (H2O2) và các peroxit vô cơ khác, thuốc thử của Fenton.

– Axit nitric (HNO3) và các hợp chất nitrat.

– Ozone (O3).

– Oxy (O2).

Các chất có tính oxi hóa là những chất nào? 

Các chất có tính oxi hóa là những chất nào?

Chất khử là gì chất oxi hóa là gì?

Chất khử là gì chất oxi hóa là gì? Ngược lại quá trình oxi hóa là quá trình khử. Khử là quá trình một phân tử nhận thêm electron do một phân tử khác (chất chống oxi hóa) cho thêm. Chất khử là chất bị oxi hóa. Chất khử là chất nhường electron hay được hiểu là chất cho điện từ trong chuỗi phản ứng oxi hóa khử. 

Phản ứng oxi hóa khử là sự xuống cấp của kim loại trong quá trình hoạt động điện hóa. Thực chất các chất khử và chất oxi hóa là các chất có khả năng ăn mòn điện hóa. Chất khử hay còn gọi là tác nhân khử có thể là một nguyên tố hóa học hoặc một hợp chất xảy ra trong các phản ứng oxi hóa khử. Quá trình này cần có 1 hoặc nhiều ion đảm nhiệm vai trò:

Chất khử là gì chất oxi hóa là gì?

Chất khử là gì chất oxi hóa là gì?

Khi qua trình này xảy ra, anot kim loại sẽ bắt đầu bị hư hại dần. Một số chất khử thường gặp: 

– Axit oxalic (C2H2O4).

– Xúc tác Lindlar.

– Hidrua diisobutyl nhôm (DIBAH).

– Hỗn hống kẽm (ZnHg) (Chất khử Clemmensen).

– Hiđrazin (chất khử Wolff-Kishner).

– Các hợp chất sulfite (SO3-2).

– Ion thiếc hóa trị +2.

– Borohydrure natri (NaBH4).

– Hỗn hống natri (Hỗn hống natri với thủy ngân hay NaH2).

– Ferixianua kali (K3Fe(CN)6).

– Hidro nguyên tử.

– Ion sắt hóa trị +2.

Trên đây là toàn bộ thông tin chất oxi hóa là gì, chất bị oxi hóa là gì, chất oxi hóa có tính gì, các chất có tính oxi hóa là những chất nào và chất khử là gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Pick me boy là gì? Pick me girl là gì, biểu hiện và cách xử lý?

Thắc Mắc -