MCHC là gì? Chỉ số MCHC bình thường là bao nhiêu?
MCHC là gì, chỉ số MCHC bình thường là bao nhiêu, chỉ số MCHC cao có sao không, MCHC thấp có sao không, tìm hiểu chi tiết xét nghiệm MCH, RDW là gì? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Tìm hiểu chi tiết chỉ số MCHC là gì?
Xét nghiệm máu MCHC cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu chi tiết chỉ số MCHC là gì thông qua nội dung dưới đây:
MCHC chính là lượng hemoglobin trung bình có trong mỗi tế bào hồng cầu. Nhìn chung, xét nghiệm MCHC được xem là một thủ tục y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình chẩn đoán các bệnh về máu.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm MCHC để tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đối với những người được chẩn đoán thiếu máu dựa trên kết quả xét nghiệm khác. Điển hình cho tình trạng thiếu máu là cảm giác mệt mỏi, choáng váng, da nhợt nhạt, thiếu sức sống. Bạn sẽ được tiến hành xét nghiệm máu MCHC khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện của thiếu máu trong thời gian dài.
Chỉ số MCHC sẽ giúp bác sĩ xác định được hàm lượng hemoglobin có trong một tế bào hồng cầu nhất định. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi sẽ cho ra chỉ số MCHC. Xét nghiệm máu MCHC là một thủ tục y tế nó được thực hiện nhằm theo dõi nồng độ hemoglobin trong cơ thể.
Trên thực tế, mọi người gần như ít để ý tới chỉ số này mà thường quan tâm nhiều hơn tới số lượng hồng cầu (RBC) và huyết sắc tố (HGB). Nhìn chung, chỉ số MCHC đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chẩn đoán những bất thường bên trong máu. Hemoglobin tồn tại trong máu với nồng độ nhiều hay ít? Mỗi tế bào hồng cầu được tính là một đơn vị thể tích và chỉ số hemoglobin bên trong đó giúp xác định chính xác nồng độ huyết sắc tố là bao nhiêu?
Chỉ số MCHC bình thường là bao nhiêu?
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là một trong các xét nghiệm thường quy được thực hiện khi khám sức khỏe, khám bệnh, cấp cứu và theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân.
Theo thông tin từ các bác sĩ, chỉ số MCHC được thể hiện trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, có thể đánh giá nồng độ huyết sắc tố của tế bào hồng cầu nên từ đó giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý về huyết học.
Vậy, chỉ số MCHC bình thường là bao nhiêu? Chỉ số MCHC bình thường ở mức 316-372g/L. Khi chỉ số này thấp hơn hay cao hơn ngưỡng trung bình đều là những dấu hiệu của một số bệnh lý.
Chỉ số MCHC cao có sao không?
Chỉ số MCHC cao có sao không? Chỉ số xét nghiệm máu MCHC tăng trong trường hợp thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường hay sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, thiếu vitamin,…
Agglutinin lạnh: Các kháng thể lạnh làm tăng MCHC. Agglutinin lạnh là tình trạng kháng thể làm cho các tế bào hồng cầu kết tụ lại với nhau.
Hereditary Spherocytosis: Bệnh nhân Hereditary Spherocytosis có MCHC cao hơn đáng kể so với người khỏe mạnh. Trong quá trình HS, các tế bào hồng cầu thay đổi hình dạng, thay vì hình đĩa 2 mặt như bình thường thì nay là hình cầu và MCHC tăng lên. Hereditary Spherocytosis (HS) là một tình trạng với các tế bào hồng cầu bị phá hủy và vàng da.
Thiếu vitamin: Chỉ số xét nghiệm MCHC cao có thể bạn đang thiếu vitamin B12. Lý do là vì thiếu B12 có thể làm giảm các tế bào hồng cầu, nhưng không làm giảm huyết sắc tố. Thiếu vitamin B12 làm tăng MCHC.
Tan máu: Điều này là do các tế bào hồng cầu đang giảm, trong khi hemoglobin tương đối không thay đổi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng MCHC. Tan máu là các tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc phá hủy.
Chỉ số MCHC thấp có sao không?
Chỉ số MCHC thấp có sao không? Nồng độ hemoglobin trung bình (MCHC) thấp có thể gây ra chứng giảm sắc tố hoặc tế bào hồng cầu nhạt hơn, bệnh thiếu máu,…
Nhiễm trùng: Nhiều loại nhiễm trùng khác nhau cũng có thể làm giảm chỉ số MCHC như: Nhiễm trùng gây viêm, bệnh lao, HIV, giun móc, pylori,…
Chứng tăng hồng cầu lưới: Điều này có thể chỉ ra rằng bệnh nhân đang bị mất nhiều máu hoặc những bệnh lý làm giảm tế bào hồng cầu, chẳng hạn như thiếu máu tán huyết. Thông qua xét nghiệm mchc, trong trường hợp nhận thấy hồng cầu lưới gia tăng bất thường. Từ đó góp phần hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý nhất định liên quan tới máu. Thông qua xét nghiệm MCHC, các bác sĩ có thể nhận biết được số lượng hồng cầu lưới. Hồng cầu lưới là những tế bào máu chưa trưởng thành được tủy xương sản xuất.
Bệnh Thalassemia: Bệnh nhân mắc bệnh alpha và beta thalassemia có MCHC thấp hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Bệnh thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường.
Thiếu máu thiếu sắt: Kết quả xét nghiệm máu sẽ phản ánh chỉ số MCHC thấp hơn bình thường nếu bạn thiếu sắt, từ đó hemoglobin sẽ được sản xuất ít hơn cho mỗi tế bào hồng cầu mà sắt chính là nguyên tố cần thiết để sản xuất ra hemoglobin. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho chỉ số MCHC thấp là người bệnh bị thiếu máu thiếu sắt.
Chỉ số MCH là gì?
Chỉ số MCH là gì? Chỉ số MCH là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin (lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể). Chỉ số MCH là thấp nếu nhỏ hơn 26 pg/tế bào và cao nếu ở mức lớn hơn 34 pg/tế bào. Chỉ số MCH bình thường nếu dao động ở mức 27 – 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Huyết sắc tố là một loại protein đảm nhiệm chức năng tạo điều kiện cho hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào và các mô bên trong cơ thể.
Xét nghiệm MCH là gì?
Xét nghiệm MCH là gì? Chỉ số MCH được xác định thông qua xét nghiệm máu CBC (Xét nghiệm công thức máu toàn bộ). Xét nghiệm công thức máu toàn bộ có nghĩa là cung cấp các thông tin sau khi khảo sát các loại tế bào máu trên các đặc điểm về số lượng, kích thước, hình thái của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Ngược lại, các xét nghiệm thành phần huyết tương giúp đo lường các chất sinh hóa hòa tan lưu hành trong dòng máu.
Chỉ số MCH cao: Các triệu chứng khi mức MCH tăng cao là mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, suy giảm trí nhớ, gặp vấn đề về tiêu hóa, móng nứt gãy, mất tập trung, giảm cân,… Mức MCH cao cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như bệnh gan, tuyến giáp hoạt động quá mức, biến chứng từ nhiễm trùng, lạm dụng rượu, các biến chứng từ một số bệnh ung thư, uống quá nhiều thuốc có chứa estrogen. Chỉ số MCH cao thường là dấu hiệu của bệnh thiếu máu ác tính.
Chỉ số MCH thấp: Khi người có MCH thấp thường không có biểu hiện ban đầu. Những người không có đủ vitamin B như folate và B12 có thể có mức MCH thấp. Mức MCH thấp cũng có thể xảy ra do cơ thể thiếu một số vitamin quan trọng. Một vài trường hợp có mức MCH thấp như: Người từng phẫu thuật dạ dày, thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài, người mắc bệnh celiac,… Loại thiếu máu này thường phổ biến hơn ở những người ăn chay hoặc bị thiếu dinh dưỡng. Nếu như cơ thể hết chất sắt, thiếu máu do thiếu sắt gây ra có thể gây mức MCH thấp.
Việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và đủ chất chính là cách hiệu quả để tăng chỉ số MCH trong máu. Bạn cần bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất sắt như gan, trứng, thịt, cá và những loại thực vật có màu đỏ, màu cam như cà rốt, ớt chuông…
Nếu bạn có một chỉ số MCH thấp thì việc tuyệt đối không dùng trà, cà phê hay các thức uống có chất kích thích chính là biện pháp hữu hiệu để giúp cải thiện chỉ số này.
Chỉ số RDW là gì?
Chỉ số RDW là gì? RDW viết tắt của Red Cell Distribution With, hay còn gọi là độ phân bố hồng cầu, xét nghiệm RDW nhằm đánh giá độ phân bố hồng cầu trong cơ thể. Chỉ số RDW còn được kết hợp cùng một vài chỉ số hồng cầu hay tế bào máu khác để sàng lọc, kiểm tra các bệnh lý liên quan.
Chỉ số RDW máu nằm trong khoảng từ 9 – 15%, nếu vượt ngoài khoảng này càng nhiều thì càng phản ánh độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Từ chỉ số xét nghiệm RDW máu, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán về bệnh lý thiếu máu hay hồng cầu có đủ oxy đến các cơ quan không. Xét nghiệm RDW có thể chỉ ra nguyên nhân và tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tế bào máu như thế nào để điều trị hoặc thay đổi dinh dưỡng phù hợp.
Những đối tượng thường được chỉ định xét nghiệm RDW bao gồm:
- Người có chế độ ăn thiếu sắt, thiếu khoáng chất dài ngày khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa và sản sinh máu.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh Thalassemia và các rối loạn máu di truyền khác.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh mãn tính Crohn.
- Người bệnh HIV/AIDS.
- Người mắc chứng thiếu máu, da xanh xao, chân tay lạnh, hay chóng mặt.
- Người thường mắc bệnh nhiễm trùng nặng, kéo dài nhiều ngày.
- Người bị mất máu nhiều, mất máu chưa xác định nguyên nhân chính xác.
Trên đây là toàn bộ thông tin MCHC là gì, chỉ số MCHC bình thường là bao nhiêu, chỉ số MCHC cao có sao không, MCHC thấp có sao không, tìm hiểu chi tiết xét nghiệm MCH, RDW là gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Mocktail là gì? Các loại Mocktail nổi tiếng thế giới
Thắc Mắc -Mocktail là gì? Các loại Mocktail nổi tiếng thế giới
True Tone là gì? True Tone trên iPhone có tác dụng gì?
Graphic Design là gì? Nghề Graphic Design là làm gì và cần học những gì?
Tổ chức phi chính phủ là gì? Các tổ chức phi chính phủ trên thế giới
Lowkey nghĩa là gì? Tại sao người lowkey thường rất thu hút?
CoinMarketCap là gì? Những thuật ngữ trên CoinMarketCap
Rap diss là gì? Những tác phẩm rap diss hay nhất thế giới