Cây ổ rồng hợp mệnh gì? Ý nghĩa, phân loại, cách trồng
Cây ổ rồng chính là giống cây có hình dáng bên ngoài khá đẹp mắt, cây có vẻ ngoài khác biệt so với các loại cây cảnh khác. Mặc dù cây không có hoa nhưng đa số những ai trông thấy nó lần đầu tiên đều yêu thích màu xanh lôi cuốn mà nó mang lại. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cây hợp mệnh gì, phân loại và cách nhân giống cây ổ rồng.
Cây ổ rồng trong phong thủy
Cây ổ rồng có danh pháp khoa học là platycerium grande, loại cây này còn được biết tới với nhiều cái tên quen thuộc khác như cây lan tai tượng, cây lan bắp cải, cây ổ phượng,… Loại cây này sống phụ sinh, thuộc họ Ráng, chi Dương Xỉ. Được trồng chủ yếu với mục đích trang trí nội thất và làm cây cảnh phong thủy. Đặc biệt, đây chính là loại cây có khả năng điều trị một số bệnh ngoài da, xương khớp và sưng tấy. Dân gian thường sử dụng nó như một loại thuốc gãy xương, hạn chế tình trạng phù thũng, mẩn ngứa, chữa ghẻ.
Cây ổ rồng sinh trưởng khỏe mạnh ở những nơi có nền khí hậu nhiệt đới như Nam Á và Đông Nam Á. Cây có mặt ở Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Lào. Tại Việt Nam, loại cây này mọc tập trung ở một số tỉnh miền Nam và miền Trung. Điển hình chính là Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum. Cây không thích hợp sống ở miền Bắc bởi khả năng chịu lạnh kém. Cây ổ rồng chủ yếu được trồng để làm cảnh, tất cả các bộ phận của cây được thu hái quanh năm và đều có giá trị kinh tế khá cao. Trong phong thủy, cây được rất nhiều người ưa thích bởi ý nghĩa tuyệt vời mà nó mang lại.
Cây ổ rồng trong phong thủy tượng trưng cho sự gắn bó, sự đoàn kết, mỗi một chiếc lá sẽ là hiện diện của một thành viên trong gia đình. Cây mang hình dáng bên ngoài trông giống chiếc tổ chim, vì lẽ đó nên cây mang ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt đối với các gia đình. Khi những chiếc lá ổ rồng sinh trưởng mạnh mẽ, tức là sự nghiệp của gia chủ đang phát triển không ngừng, kinh tế gia đình sung túc. Vì vậu, cây ổ rồng chính là biểu tượng của sự may mắn, là vật phẩm phong thủy mang lại bình yên, tài lộc cho người sở hữu,
Cây ổ rồng hợp mệnh gì?
Để một loại cây cảnh phong thủy mang lại được những ý nghĩa tuyệt vời cũng như công dụng cải vận tốt thì chúng ta cần quan tâm tới yếu tố mệnh. Vậy, cây ổ rồng hợp mệnh gì? Theo những truyền thuyết và huyền thoại được được lưu truyền trong dân gian về cây ổ rồng thì loại cây này chính là biểu tượng của loài chim Phượng. Mà chim phượng chính là loại chim có khả năng sống sót và tái sinh bên trong môi trường lửa.
Vì vậy, loại cây này được nhiều nhà phong thủy học nhận xét là rất hợp với hai bản mệnh Thủy và Hỏa. Do đó, nếu hai bản mệnh này trồng cây ổ rồng thì sẽ gặp được rất nhiều may mắn, cuộc sống an nhiên, gia đình thuận hòa, con cái ngoan ngoãn, hôn nhân luôn hạnh phúc, luôn thành công trong việc thi cử, học hành, kinh doanh.
Các loại cây ổ rồng
Tại nước ta, cây ổ rồng được trồng chủ yếu để làm cây cảnh trang trí và phong thủy. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự xuất hiện của cây ổ rồng ở khu vực Đà Nẵng trở vào Nam. Thông thường, cây sẽ sinh sống trên những thân gỗ có kích thước lớn, sinh trưởng tốt ở những nơi có điều kiện khí hậu nhiệt đới. Các loại cây ổ rồng tại nước ta bao gồm: Cây ổ rồng chẻ hai (Platycerium bifurcatum), cây ổ rồng lớn (Cây lan bắp cải, cây platycerium grande), cây ổ rồng nhỏ (Cây ổ rồng tràng, cây platycerium coronarium). Cả ba giống cây này đều nằm trong họ Dương Xỉ.
Trong tự nhiên, chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn cây ổ rồng với cây tô phượng hay còn gọi là cây tắc kè đá. Cây tắc kè đá cũng là một giống cây phụ sinh, mọc tập trung ở những nơi có nhiều thân cây gỗ mục nát hay núi đá. Chúng thường được dùng để điều trị chảy máu chân răng, đau lưng, tai ù, thận hư.
Công dụng cây ổ rồng trong y học
Theo nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây ổ rồng thì hàm lượng độc tính của cây ở mức khá cao. Vì vậy, khi muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào từ loại cây này thì chúng ta nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để giảm thiểu những hạn chế cũng như tác dụng không mong muốn. Hiện nay, cây ổ rồng chỉ mới được sử dụng trong phạm vi y học dân gian.
Theo y học dân gian, cây ổ rồng có công dụng giảm phù, giúp nhanh liền xương, trị phù thũng. Chủ trị mề đay mẩn ngứa, ghẻ lở, gãy xương, phù thũng. Tại Campuchia, người dân nơi đây sử dụng lá cây ổ rồng để giã nát và đắp lên những vết thương hở, vết mụn nhọt để điều trị bệnh và giúp nhanh lành vết thương. Tại Malaysia, người ta dùng tro được đốt từ cây ổ rồng để trị bệnh lá lách to. Trong khi đó, người dân tại tỉnh Đắk Lắk của Việt nam lại dùng lá tươi của cây giã nát để đắp lên những vùng bị đau nhức xương khớp để giảm đau, một số nơi còn dùng chúng để cầm máu.
Cách nhân giống cây ổ rồng
Ánh sáng; Loại cây này không chịu được ánh nắng trực tiếp, tuy nhiên chúng vẫn cần ánh sáng để phát triển. Nên di chuyển cây tới nơi có ánh nắng trực tiếp vào buổi sáng. Nếu trồng cây trong nhà cần trồng cây ở nơi có nguồn ánh sáng sáng nhất trong nhà. Thông thường, nên trồng cây ở phía Nam hoặc phía Đông sẽ có nguồn sáng tốt nhất.
Nhiệt độ: Cây có khả năng chịu được nhiệt độ xuống thấp nhưng không được phép giảm xuống dưới 10 độ hay trên 30 độ.
Cách nhân giống cây ổ rồng như sau:
Cây ổ rồng thường được nhân giống bằng phương pháp tách bào tử. Nếu chúng ta quan sát cây ổ rồng thật kỹ thì chúng ta có thể thấy loại cây này có rất nhiều bào tử ở mặt lá dưới của các chiếc lá già. Chúng ta chỉ cần gạt những bào tử này ra và gieo trồng trực tiếp xuống đất. Trước khi gieo bào tử xuống đất thì cần xử lý đất trồng sao cho đất trồng phải thật mịn và giàu dinh dưỡng. Ngay khi chúng ta thực hiện trồng bảo tử xuống đất, tưới nước dạng phun sương lên toàn bộ bề mặt trồng. Dùng túi nilon bọc lại chậu trồng, đặt chậu trồng ở nơi khô ráo, thoáng gió.
Cách chăm cây ổ rồng
Cách chăm cây ổ rồng như sau:
Tưới nước: Cây ổ rồng chủ yếu sinh trưởng ở nơi có nhiệt độ cao, chúng ta cần tưới nước để giữ ẩm cây hằng ngày. Sau khi tưới hãy để cho cây của bạn nhỏ giọt cho đến khi ráo nước trước khi treo lại. Nên tưới nước cho cây theo chu kỳ 1 tuần/1 lần vào những thời điểm khô, nóng trong năm. Nếu thời tiết lạnh thì nên tưới khoảng 2 – 3 lần/1 tuần.
Phân bón: Nên thực hiện trồng cây trên những loại giá thể đã được giữ ẩm tử lâu và có xuất hiện rong, rêu. Bón phân cho cây theo chu kỳ 2 tháng/1 lần bằng phân hữu cơ kết hợp phân nitơ cao. Cây chỉ cần có đầy đủ dinh dưỡng, nước và ánh sáng sẽ phát triển tốt trong vòng 2-3 tháng sau khi trồng.
Phòng trừ sâu hại: Cách nhau 4-5 tháng bạn nên phun thuốc trừ sâu và bón phân, cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cây phát triển được 1 tháng, bạn sẽ đưa chậu ra ngoài trời để hấp thụ ánh sáng tốt nhất. Vào buổi sáng và tối bạn sẽ tưới nước co cây sau khi ra mầm.
Trên đây là toàn bộ thông tin cây mắm là cây gì, công dụng, cách trồng và ý nghĩa. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây nổ – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và cách trồng
Stt Hay -Cây tùng bách có nên trồng trước nhà? Đặc điểm, ý nghĩa, đặc tính gỗ
Cây hoa hòe – Đặc điểm, tác dụng trà hoa hòe, ý nghĩa
Cây hương nhu là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng
Hơn 199+ Cap tiếng Anh hay về tình yêu ngọt hơn cả Ngôn Tình
[TOP] 199+ stt tháng cô hồn, cap hay về tháng cô hồn “ám ảnh” bạn đọc
#901 Cap tiếng Anh thả thính Chất và Lầy mới nhất: Auto đổ, Auto dính
[Tổng Hợp] 9001+ Stt Mưa hay nhất với đầy đủ cung bậc cảm xúc