Quyết định 999/QĐ-TTg 2019 về Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ

Quyết định 999/QĐ-TTg 2019 về Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Bài viết cập nhật nội dung quyết định kèm theo file tải xuống để các bạn tải về làm tài liệu tham khảo. Cùng tìm hiểu nhé!

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

—————–

Số: 999/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
————–
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2018 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2018 và Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2018 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2018;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ” với những nội dung chủ yếu sau:

  1. Mục tiêu
  2. a) Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống;
  3. b) Đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ bao gồm người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp nền tảng;
  4. c) Khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số.
  5. Quan điểm
  6. a) Ủng hộ và thích ứng với xu thế phát triển mới của mô hình kinh tế chia sẻ trong điều kiện phát triển rất nhanh của công nghệ số trên thế giới; không cần thiết phải có các chính sách riêng biệt cho hình thức kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ do kinh tế chia sẻ không phải là một bộ phận tách rời hoặc một thành phần kinh tế riêng trong nền kinh tế.
  7. b) Quản lý nhà nước cần đảm bảo cho các hoạt động kinh tế hợp pháp được phát triển trong đó có các hoạt động kinh tế chia sẻ; thay đổi tư duy và cách thức quản lý nhà nước cho phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời nâng cao nhận thức và năng lực của doanh nghiệp, địa phương và người dân về mô hình kinh tế chia sẻ.
  8. c) Tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế chia sẻ và doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài theo hướng tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi hình thức kinh doanh; Nhà nước khuyến khích, ưu tiên tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cung cấp nền tảng; đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển tạo lập các nền tảng số, hỗ trợ chuyển đổi số, số hóa ở cấp độ doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
  9. d) Thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng sandbox) cho việc – triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình kinh tế chia sẻ.

đ) Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đáp ứng yêu cầu quản lý và thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Khuyến khích các mô hình kinh tế chia sẻ trên cơ sở phù hợp với lợi ích và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

  1. e) Hạn chế những rủi ro liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng ngừa thất thoát thuế, lẩn tránh thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
  2. Định hướng giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
  3. a) Nhóm các giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ trong kinh tế chia sẻ

– Nâng cao năng lực để hiểu rõ trách nhiệm cá nhân và doanh nghiệp về khai báo thông tin liên quan đến các hoạt động của kinh tế chia sẻ cho các cơ quan quản lý Nhà nước, bao gồm các thông tin hoạt động, nghĩa vụ thuế và các quy định quản lý chuyên ngành.

– Xây dựng cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ bao gồm cảnh báo sớm cho người cung cấp dịch vụ.

– Giải quyết vấn đề nảy sinh trong kinh tế chia sẻ như vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội.

– Tạo thị trường cho mọi công dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh chia sẻ (bao gồm cả không gian, hàng hóa và kỹ năng).

– Có chính sách hỗ trợ người cung cấp dịch vụ tham gia vào thị trường (tham gia hoạt động kinh tế chia sẻ) như đơn giản các thủ tục cấp phép, cung cấp các hỗ trợ tài chính cho các cá nhân/doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng từ các hoạt động chia sẻ.

  1. b) Nhóm giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ trong kinh tế chia sẻ

– Các bộ, ngành tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin và dữ liệu với nhau trong công tác điều hành quản lý nhà nước; đồng thời xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các bộ, ngành với chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề.

– Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ bao gồm cả cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.

  1. c) Nhóm giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp công nghệ/doanh nghiệp cung cấp nền tảng trong kinh tế chia sẻ

– Tiếp tục cải thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho doanh nghiệp nền tảng đổi mới sáng tạo, tiếp cận tài chính, khuyến khích cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D.

– Tăng cường sự gắn kết giữa doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học để nâng cao đóng góp của các Trường đại học, cơ sở nghiên cứu nhà nước đối với hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cung cấp nền tảng.

– Có chính sách cho phép thử nghiệm trong phạm vi hẹp có thời hạn đối với các hoạt động cung cấp nền tảng có tính mới; tôn trọng tính mới, tính sáng tạo của hoạt động doanh nghiệp công nghệ/doanh nghiệp cung cấp nền tảng, khuyến khích khai thác lợi thế chia sẻ kết nối, lợi thế công nghệ.

  1. d) Nhóm giải pháp đối với Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái cho kinh doanh, đầu tư theo mô hình kinh tế chia sẻ

– Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống: Rà soát, bãi bỏ các quy định điều kiện kinh doanh không phù hợp đối với lĩnh vực kinh doanh truyền thống và áp dụng chung cho kinh tế chia sẻ.

– Xây dựng các chính sách tạo chủ động phát triển kinh tế chia sẻ, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp: Khuyến khích đổi mới và phát triển công nghệ, ưu tiên nghiên cứu phát triển các nền tảng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế chia sẻ.

– Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế: Các bộ, ngành tăng cường phối hợp với nhau trong công tác điều hành quản lý nhà nước; đẩy nhanh thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử.

– Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa chính quyền các cấp và các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, các hộ kinh doanh.

– Tăng cường các giải pháp về thanh tra, kiểm tra: Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm quản lý hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới nhằm đảm bảo chủ quyền thanh toán đối với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ quyền riêng tư của công dân, tổ chức, đảm bảo chủ quyền trên không gian mạng: Xây dựng cơ chế để các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ có thể kiểm soát việc sử dụng thông tin theo đúng thỏa thuận giữa các bên; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ (trong đó có dịch vụ Internet) và về thương mại điện tử nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tốt trên nền tảng công nghệ số.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

  1. Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Là cơ quan đầu mối điều phối theo dõi và phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành cho phù hợp với yêu cầu quản lý các hoạt động của kinh tế chia sẻ.

– Chủ trì phối hợp với các bộ chuyên ngành rà soát các điều kiện kinh doanh theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện để các loại hình kinh doanh truyền thống và kinh tế chia sẻ hoạt động bình đẳng.

– Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế.

– Thành lập Tổ công tác liên ngành để tập hợp và đề xuất giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực hiện các hoạt động kinh tế chia sẻ.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Tài chính

– Triển khai ứng dụng công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực thuế; ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế phù hợp đối với hoạt động của kinh tế chia sẻ.

– Nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế chia sẻ.

– Nghiên cứu xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế chia sẻ.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải

– Nghiên cứu sửa Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, bộ Luật Hàng hải và đưa kinh tế chia sẻ thành một nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, bộ Luật Hàng hải.

– Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng vận chuyển điện tử trong việc gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách và gửi thông tin hóa đơn điện tử về Tổng cục Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Công Thương

– Nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.

– Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chính sách phát triển thương mại điện tử cho giai đoạn 2021 – 2025 theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động thương mại điện tử ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ.

– Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử để bao quát được những mô hình hoạt động mới phát sinh, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế chia sẻ.

– Nghiên cứu các nội dung về dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới và đề xuất hướng quản lý phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như các cam kết hội nhập.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông

– Nghiên cứu các nội dung liên quan đến dịch vụ công nghệ thông tin xuyên biên giới để đề xuất trong quá trình đàm phán các cam kết hội nhập, đồng thời bổ sung vào các văn bản liên quan đến công nghệ thông tin trong quá trình sửa đổi thời gian tới.

– Xây dựng các chương trình, dự án đào tạo, nâng cao nhận thức về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, chủ thể tham gia kinh tế chia sẻ.

– Nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định để phát triển hạ tầng số quốc gia tạo điều kiện thuận lợi phát triển mô hình kinh tế chia sẻ; thúc đẩy triển khai công tác kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển mô hình kinh tế chia sẻ.

  1. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Xây dựng quy định các giao dịch thanh toán xuyên biên giới thông qua cổng thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Phối hợp với các bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới được các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp từ bên ngoài lãnh thổ vào Việt Nam.

– Nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong hoạt động ngân hàng.

– Nghiên cứu cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

– Nghiên cứu pháp luật liên quan về dịch vụ chia sẻ phòng ở, mô hình kết hợp căn hộ – khách sạn.

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện quy định về quản lý lĩnh vực lưu trú du lịch theo mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện quy định về quản lý mô hình kinh tế chia sẻ trong du lịch.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ

– Rà soát các vấn đề liên quan đến sự phát triển của công nghệ nền tảng (Internet, điện thoại di động, định vị toàn cầu,…) trong mối quan hệ với mô hình kinh tế chia sẻ và đề xuất các chính sách sửa đổi phù hợp.

– Nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý điều chỉnh thử nghiệm (sandbox) về triển khai và ứng dụng công nghệ mới trong các mô hình kinh tế chia sẻ.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Nghiên cứu về việc làm, thu nhập, an sinh xã hội (bao gồm cả bảo hiểm xã hội), quan hệ lao động, địa vị pháp lý của các bên và đề xuất các giải pháp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tham gia mô hình kinh tê chia sẻ.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng

Nghiên cứu, rà soát pháp luật liên quan về mô hình kết hợp văn phòng – khách sạn.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường

– Nghiên cứu đề xuất các quy định, xác định rõ trách nhiệm của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ trong việc thực hiện các yêu cầu về sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

– Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc tái sử dụng, tái chế chất thải trong các lĩnh vực có liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Công an

– Chủ trì, phối hợp các bộ ngành và địa phương đảm bảo an ninh, trật tự và bảo mật thông tin trong thực hiện kinh tế chia sẻ đảm bảo bình đẳng và khuyến khích đổi mới sáng tạo.

– Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đề xuất việc cho phép cơ sở dữ liệu này được chia sẻ, kết nối mở với các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm…

  1. Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp

– Phối hợp với các bộ, ngành làm rõ bản chất hoạt động kinh tế chia sẻ thuộc về lĩnh vực dân sự và/hoặc lĩnh vực chuyên ngành.

– Rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế chia sẻ.

– Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp.

  1. Nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Nghiên cứu, xây dựng chính sách thúc đẩy các mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (như thư viện điện tử dùng chung, nguồn học liệu mở, đào tạo từ xa qua mạng…).

– Chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo, các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học để triển khai những chương trình, đề án đổi mới giáo dục theo định hướng phát triến công nghệ thông tin thời đại 4.0

  1. Nhiệm vu của Bộ Y tế

Nghiên cứu, xây dựng chính sách thúc đẩy các mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực y tế (như sử dụng chung các trang thiết bị y tế, chẩn đoán từ xa…).

  1. Nhiệm vụ của Viện Hàn lâm khoa học xã hội

– Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình kinh tế chia sẻ.

– Đánh giá tác động về mặt xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam.

  1. Nhiệm vụ các bộ, ngành khác

– Rà soát trong chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành để xác định các vấn đề liên quan đến kinh tế chia sẻ, xây dựng đề án, quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh tế chia sẻ và đề xuất chính sách sửa đổi, bổ sung phù hợp.

– Phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương trong kết nối, trao đổi thông tin với cơ quan thuế và phối họp trong quản lý thuế.

  1. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

– Rà soát các hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ trên địa bàn, thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý đã được quy định.

– Tùy thuộc vào địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành các quy định về kinh doanh theo hình thức kinh tế chia sẻ tại địa phương nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;/

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán nhà nước;

– Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

– Ngân hàng Chính sách xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;

– Lưu: VT, KTTH (2b)

 

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

 

 

                                                       

 

 

 

KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
(Ban hành kèm Quyết định 999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

TT

Tên nhiệm vụ

Hình thức văn bản trình

(Báo cáo, Đề án, Thông tư, Nghị định,…)

Cơ quan chủ trì

 

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình

Cấp trình

1

Báo cáo đánh giá tác động của các loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế.

Báo cáo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan.

2020

Chính phủ

2

Xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế chia sẻ.

các văn bản hướng dẫn thi hành

Bộ Tài chính

Các Bộ:Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan.

2020

Chính phủ

3

Đề án về cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế chia sẻ.

Đề án

Bộ Tài chính

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tư pháp, Ngân hàng nhà nước và các bộ,

ngành liên quan.

2020- 2022

Thủ tướng Chính phủ

4

Sửa Luật Giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường thủy nội địa; Bộ luật Hàng hải theo hướng bổ sung các loại hình vận tải kết nối theo mô hình kinh tế chia sẻ.

Dự thảo Luật, Bộ Luật

Bộ Giao thông vận tải

Các Bộ: Kế hoạch

và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Công an, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông.

2020- 2021

Chính

phủ,

Quốc hội

5

Hướng dẫn triển khai các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 86).

Thông tư

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành liên quan

2020

 

6

Rà soát, đánh giá Nghị định 52/2013/NĐ-CP, đề xuất những quy định phù hợp với thực tiễn quản lý hoạt động thương mại điện tử ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ.

Báo cáo

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

2020

Chính phủ

7

Sửa đổi, bổ sung (hoặc thay thế) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày          

15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan.

 

2020

Chính phủ

8

Rà soát, đánh giá Luật Bảo vệ người tiêu dùng, nghiên cứu, đề xuất quy định nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ liên quan của các bên tham gia hoạt động kinh tế chia sẻ.

Báo cáo

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

 

2020- 2021

Chính

phủ,

Quốc hội

9

Nghiên cứu, xây dựng phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Đề án

Bộ Công Thương

Các cơ quan liên quan

2020-2021

Chính phủ

10

Nghiên cứu cơ chế, chính sách, quy định để phát triển hạ tầng số quốc gia tạo điều kiện thuận lợi phát triển mô hình kinh tế chia sẻ.

Báo cáo

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các Bộ:Công an, Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan

2020

Chính phủ

11

Thúc đẩy triển khai công tác kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển mô hình kinh tế chia sẻ.

Báo cáo

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan

2020

 

 

 

Chính phủ

12

Báo cáo kết quả xây dựng Trung tâm về cách mạng công nghiệp 4.0 để nghiên cứu thử nghiệm các chính sách mới.

Báo cáo

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan

2020

Chính phủ

13

Nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.                          

Đề án

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các Bộ, ngành liên quan: Thông tin và Truyên thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tư pháp, Công an, ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

2020

Thủ tướng Chính phủ

14

Cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng.

 

Báo cáo

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các Bộ, ngành liên quan: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tư pháp, Công an, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

2021

Thủ tướng Chính phủ

15

 

Đề án xây dựng và hoàn thiện quy định về quản lý lĩnh vực lưu trú du lịch theo mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.

Đề án

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành liên quan

2020

 

16

Nghiên cứu pháp luật liên quan về dịch vụ chia sẻ phòng ở, mô hình kết hợp căn hộ – khách sạn.

Báo cáo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành

liên quan

 

2020

Thủ tướng Chính phủ

17

Đề án xây dựng và hoàn thiện quy định về quản lý mô hình kinh tế chia sẻ trong du lịch.

Đề án

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

18

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý điều chỉnh thử nghiệm (sandbox) về triển khai và ứng dụng công nghệ mới trong các mô hình kinh tế chia sẻ.

Đề án

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bô, ngành liên quan.

2020

Thủ tướng Chính phủ

19

Nghiên cứu về việc làm, thu nhập, an sinh xã hội (bao gồm cả bảo hiểm xã hội), quan hệ lao động, địa vị pháp lý của các bên và đề xuất các giải pháp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tham gia mô hình kinh tế chia sẻ.

Báo cáo

Bộ Lao động -Thương binh và xã hội

Các Bộ Tài chính,

Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động.

2020

Thủ tướng Chính phủ

20

Nghiên cứu, rà soát pháp luật liên quan về mô hình kết hợp văn phòng – khách sạn.

Báo cáo

Bộ Xây dựng

Các bộ, ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

21

Nghiên cứu đề xuất các quy định, xác định rõ trách nhiệm của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ trong việc thực hiện các yêu cầu về sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Báo cáo

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ: Kế hoạch

và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2020

Thủ tướng Chính phủ

22

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc tái sử dụng, tái chế chất thải trong các lĩnh vực có liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ.

Đề án

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ: Kế hoạch và

Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2020

Thủ tướng Chính phủ

23

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cự, cho phép chia sẻ, kết nối mở với các ngành dịch vụ (tài chính, ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm…).                    

Đề án

Bộ Công an

Các bộ ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

24

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự         

Đề án

Bộ Công an

Các bộ ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

25

Rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ.

Báo cáo

Bộ Tư pháp

Các bộ, ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

26

Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế chia sẻ.

Báo cáo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

27

Xây dựng chính sách ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp.

Báo cáo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành liên quan

 

2020

Thủ tướng Chính phủ

28

Nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (như thư viện điện tử dùng chung, nguồn học liệu mở, đào tạo từ xa qua mạng…).

Báo cáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành liên quan

2020-

2022

Thủ tướng Chính phủ

29

Báo cáo triển khai chương trình, đề án đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển công nghệ thông tin thời đại 4.0

Báo cáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành liên quan

2020 – 2022

Thủ tướng Chính phủ

30

Nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực y tế (như sử dụng chung các trang thiết bị y tế, chẩn đoán từ xa…).

Báo cáo

Bộ Y tế

Các bộ, ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

31

Đánh giá tác động xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam.

Báo cáo

Viện Hàn lâm khoa học xã hội

Các bộ, ngành liên quan

2020

Thủ tướng Chính phủ

 

Quyết định 999/QĐ-TTg 2019 về Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ được chia sẻ trên đây với nội dung đầy đủ và chi tiết hi vọng đã giúp bạn có được những thông tin tham khảo hữu ích. Hãy tải file về máy để tìm hiểu rõ hơn nhé!

Chính Sách - Tags: