Quyết định 33/QĐ-BCĐXHHT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập
Quyết định 33/QĐ-BCĐXHHT của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập. Nếu các bạn quan tâm về vấn đề này thì đừng ngần ngại, hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé!
BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA
XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
——————–Số: 33/QĐ-BCĐXHHT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2011QUYẾT ĐỊNHBAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP——————————TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬPCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;Căn cứ Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TRƯỞNG BAN
PHÓ THỦ TƯỚNGNguyễn Thiện Nhân
QUY CHẾTỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/QĐ-BCĐXHHT ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập)Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnhQuy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập (dưới đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) theo Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.Điều 2. Đối tượng áp dụngQuy chế này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập, các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo.Điều 3. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạoKinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo để tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá,… được ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Chương IINHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO, CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ THƯ KÝĐiều 4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo1. Tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp xây dựng xã hội học tập.a) Đề xuất các giải pháp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người dân, ở mọi lứa tuổi, ở mọi trình độ có trách nhiệm và nghĩa vụ học tập; các cơ quan, các tổ chức có trách nhiệm cung ứng đầy đủ các chương trình học tập đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho mọi người;b) Tổ chức theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập trong từng giai đoạn và tổ chức xây dựng kế hoạch, đề án, dự án về xây dựng xã hội học tập cho các giai đoạn tiếp theo;c) Tham mưu với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập các cấp của các địa phương.2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về xây dựng xã hội học tập.a) Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng xã hội học tập;b) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, các tổ chức, các đoàn thể, các địa phương nhằm huy động toàn xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập;c) Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng xã hội học tập.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến về xây dựng xã hội học tập trong toàn quốc;b) Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước khen thưởng các tập thể, cơ quan, cá nhân, gia đình có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng xã hội học tập;c) Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ và kết quả thực hiện.Điều 5. Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo1. Trưởng Ban Chỉ đạoa) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo;b) Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo;c) Phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo;d) Triệu tập và chủ trì các phiên học thường kỳ của Ban Chỉ đạo và quyết định họp đột xuất khi cần thiết;đ) Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.2. Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạoa) Chỉ đạo Tổ thư ký xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt;b) Thay mặt Trưởng ban điều hành một số hoạt động của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng ban Chỉ đạo ủy quyền;c) Giúp Trưởng Ban chỉ đạo theo dõi một số lĩnh vực theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo;d) Chỉ đạo xây dựng và điều hành dự toán kinh phí hoạt động của ban Chỉ đạo;đ) Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.3. Phó Trưởng Ban Chỉ đạoa) Thay mặt Trưởng ban điều hành một số hoạt động của ban Chỉ đạo khi được Trưởng ban Chỉ đạo ủy quyền;b) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo theo dõi một số lĩnh vực theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.4. Các Ủy viên Ban Chỉ đạoa) Các Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện cho các Bộ, cơ quan, tổ chức, đoàn thể hoạt động trong Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo các bộ, cơ quan, tổ chức, đoàn thể chỉ đạo và đôn đốc thực hiện các hoạt động xây dựng xã hội học tập ở ngành, cơ quan, tổ chức, đoàn thể của mình phụ trách;b) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo;c) Tham gia đóng góp ý kiến cho các chương trình, đề án, và các văn bản có liên quan;d) Tham gia đầy đủ các cuộc họp do Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập.Điều 6. Tổ thư kýTổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Thành viên Tổ thư ký là các cán bộ kiêm nhiệm hoạt động theo sự điều hành của Tổ trưởng Tổ thư ký và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Trưởng ban thường trực.Điều 7. Nhiệm vụ của Tổ thư kýTổ thư ký có nhiệm vụ giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:1. Dự thảo kế hoạch tổng thể, kế hoạch hoạt động hàng năm và kế hoạch 6 tháng của Ban Chỉ đạo.2. Dự thảo các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về xây dựng xã hội học tập theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo.3. Chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp của ban Chỉ đạo.4. Cung cấp những thông tin cần thiết, có liên quan cho các thành viên Ban Chỉ đạo.5. Xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.Chương IIICHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠOĐiều 8. Cách thức làm việc của Ban Chỉ đạoBan Chỉ đạo làm việc trên cơ sở trao đổi, bàn bạc tập thể và thực hiện theo kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo.Điều 9. Chế độ làm việc1. Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo cơ chế phối hợp thông qua các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và trách nhiệm được giao của mỗi thành viên.2. Ban Chỉ đạo họp định kỳ sáu tháng một lần vào các tháng 5 và tháng 11 hàng năm hoặc họp đột xuất theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo.a) Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng BanChỉ đạo (khi Trưởng ban ủy quyền) triệu tập theo kế hoạch;b) Trường hợp không tổ chức được cuộc họp, có thể thông báo và xin ý kiến các Ủy viên Ban Chỉ đạo bằng văn bản;c) Tùy theo yêu cầu và nội dung của cuộc họp, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập cuộc họp với thành phần phù hợp.3. Các thành viên ban Chỉ đạo được cung cấp những thông tin cần thiết, có liên quan đến công tác chỉ đạo, tình hình triển khai và kết quả thực hiện xây dựng xã hội học tập định kỳ 6 tháng và hàng năm; trao đổi ý kiến tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo; tham gia các đoàn tham quan, nghiên cứu; kiểm tra công tác xây dựng xã hội học tập ở các địa phương theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.Chương IVTỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 10. Trách nhiệm thực hiện1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các Ủy viên Ban Chỉ đạo trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của ban Chỉ đạo và Tổ thư ký.3. Trong quá trình thực hiện quy chế, nếu có vướng mắc, các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo kịp thời với Phó Trưởng ban thường trực để nghiên cứu, chỉnh sửa và bổ sung trình Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định./.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến quý độc giả Quyết định 33/QĐ-BCĐXHHT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập. Đồng hành cùng elead.com.vn để theo dõi những bài viết ấn tượng và ý nghĩa nhất nhé các bạn. Thân Ái!
Giáo Dục - Tags: Quyết định 33/QĐ-BCĐXHHTTải ngay quyết định 1131/QĐ-LĐTBXH về việc thành lập trường Cao đẳng nghề Sơn La
Thông tư 17/2017/TT-BLĐTBXH Quy chế công tác học sinh sinh viên trường trung cấp, cao đẳng
Chỉ thị 2325/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1
Công Văn 53/TTg-KGVX về việc chủ trương thành lập Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Hải Dương trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Hải Dương
Công Văn 1564/BGDĐT-GDTC 2019 về giải pháp phòng, chống đuối nước với học sinh dịp hè 2019
Quyết định 475/2003/QĐ-BYT chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp Dược sỹ
Thông Tư 32/2017/TT-BGDĐT sửa đổi quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh trung học