Quyết Định 2101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015
Quyết định 2101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 nhằm bảo đảm Vinacafe có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng. Cùng cập nhật ngay toàn văn quyết định này nhé.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-Số: 2101/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012QUYẾT ĐỊNHPHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 2012 – 2015——-THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦCăn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015;Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội đồng thành viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam,QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) giai đoạn 2012 – 2015 với các nội dung sau:I. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNGBảo đảm Vinacafe có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm cà phê; phát huy thương hiệu Vinacafe, có uy tín trong nước và thế giới; tích cực tham gia bảo đảm an sinh xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và khu vực Tây NguyênII. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU1. Ngành, nghề kinh doanh:a) Ngành, nghề kinh doanh chính: Trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê.b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất đồ uống từ sản phẩm cà phê.c) Các ngành, nghề kinh doanh khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.2. Vốn điều lệ của Tổng công ty Cà phê Việt Nam: Do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính.3. Phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên hiện có của Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012-2015:a) Duy trì Công ty mẹ – Vinacafe là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ (13 đơn vị):– Trung tâm Xuất nhập khẩu Vinacafe;– Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê Đắk Hà;– Công ty Cà phê 331;– Công ty Kinh doanh tổng hợp Vinacafe Quy Nhơn;– Chi nhánh Tổng công ty Cà phê Việt Nam tại Nam Tây Nguyên;– Công ty Cà phê 719;– Công ty Cà phê Buôn Hồ;– Công ty Cà phê la Sao I;– Công ty Cà phê la Sao II;– Công ty Cà phê 706;– Công ty Cà phê Đắk Đoa;– Công ty Cà phê Đắk Uy;– Trung tâm Giống lúa lai (đơn vị sự nghiệp có thu).b) Duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ – Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ (25 doanh nghiệp):– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Việt Đức;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 716;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 720;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 721;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 52;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 715A;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 715B;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 715C;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 49;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Việt Thắng;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Easim;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Chư Quynh;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Eaktur;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê EaTiêu;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê EaHnin;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Đ’Rao;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê la Blan;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê la Châm;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê la Grai;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 705;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 731;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 704;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 734;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Đắk Nông;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Ea Bá.c) Doanh nghiệp do Công ty mẹ – Vinacafe nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (02 doanh nghiệp):– Công ty cổ phần Vinacafe Sơn Thành;– Công ty cổ phần Vinacafe Đà Nẵng.d) Doanh nghiệp do Công ty mẹ – Vinacafe nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ (04 doanh nghiệp):– Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa;– Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên;– Công ty cổ phần Mía đường 333;– Công ty cổ phần Cơ khí Vina Nha Trang.đ) Sắp xếp các doanh nghiệp do Công ty mẹ – Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ (06 doanh nghiệp):– Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và cổ phần hóa, Tổng công ty giữ trên 50% vốn điều lệ: Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt; Chi nhánh Tổng công ty Cà phê Việt Nam tại miền Bắc;– Cổ phần hóa, Tổng công ty giữ dưới 50% vốn điều lệ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Quảng Ngãi; Công ty Dịch vụ Xuất nhập khẩu Cà phê II;– Chuyển giao nguyên trạng về Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Ea Tul;– Phá sản: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vinacafe Quảng Trị.4. Tái cơ cấu tài chính:a) Thoái 100% vốn của Công ty mẹ – Vinacafe tại 04 doanh nghiệp:– Công ty cổ phần Xây dựng Đồng Tâm;– Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Vinacafe Đắk Lắk;– Công ty cổ phần Sản xuất phân vi sinh Vinacafe;– Công ty cổ phần Giống cây trồng Tây Nguyên;– Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu cà phê Đức Nguyên;– Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu cà phê Intimex Nha Trang.b) Xử lý tồn tại tài chính: Tổng công ty Cà phê Việt Nam báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý từng nội dung cụ thể phù hợp với pháp luật hiện hành.5. Tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp:a) Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ.– Xây dựng, triển khai thực hiện các quy chế, quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con theo quy định.– Xây dựng bộ tiêu chuẩn định mức chi phí cho tất cả các khâu: Trồng, thu hái, sơ chế, tinh chế, quản lý, bán hàng các mặt hàng chủ yếu của Tổng công ty Cà phê Việt Nam;– Rà soát, phối hợp với các cơ quan chức năng để đo vẽ, lập bản đồ quy hoạch quản lý, sử dụng đất đai của các đơn vị thành viên; hoàn tất các thủ tục pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.b) Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành.c) Hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, quy chế hoạt động của Kiểm soát viên, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực.d) Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ.đ) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.e) Kiện toàn tổ chức Đảng, đoàn thể trong Tổng công ty Cà phê Việt Nam.III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.b) Quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ của Tổng công ty Cà phê Việt Nam sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính.c) Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cà phê Việt Nam.2. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 Phần III Điều này.3. Hội đồng thành viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam:a) Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 662/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2012.b) Xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án này để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.c) Có lộ trình và phương án cụ thể đến hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn tại các doanh nghiệp được ghi tại Điểm a Khoản 4 Phần II Điều này. Chỉ đạo hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên theo Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.d) Tập trung thực hiện tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo các nội dung nêu tại Khoản 5 Phần II Điều này.đ) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kết quả thực hiện Đề án này.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
– Tổng công ty Cà phê Việt Nam;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTN, KTTH, PL, V.III;
– Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b) KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNGVũ Văn Ninh
Quyết định 2101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 được ban hành chi tiết nhất trên đây, các cấp ủy, thành phố liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Doanh Nghiệp - Tags: Quyết Định 2101/QĐ-TTgQuyết định 1117/QĐ-BNN-ĐMDN về việc chuyển Công ty Cà phê Ea Bá thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Quyết định 36/2019/QĐ-UBND Đà Nẵng quản lý tạm trú người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về quản lý Nhà nước doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tỉnh Bạc Liêu
Quyết Định 2101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015
Quyết định 26/2019/QĐ-UBND Hà Tĩnh phối hợp giữa các cơ quan trong hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Quyết định 2133/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Lương thực miền Nam
Nghị Định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã
Công Văn 765/TTg-ĐMDN năm 2018 Danh mục đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần tỉnh Lâm Đồng
Nghị Định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước
Quyết định 26/2019/QĐ-UBND Hà Tĩnh phối hợp giữa các cơ quan trong hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Nghị Quyết 73/NQ-CP 2019 triển khai thực hiện chính sách về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Nghị Định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quyết định 2133/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Lương thực miền Nam
Công văn 54/BXD-HĐXD của Bộ Xây dựng về việc lĩnh vực hoạt động kinh doanh