Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 gồm những mục tiêu chiến lược nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết mà chúng tôi cập nhật dưới đây!
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
Số 48-NQ/TW
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2005
NGHỊ QUYẾT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu.
Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là một đòi hỏi cấp bách.
I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
- Mục tiêu
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
- Quan điểm chỉ đạo
2.1. Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hoá – xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
2.2. Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.
2.4. Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.
2.5. Tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, với những bước đi vững chắc; coi trọng số lượng và chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; dự tính đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành của pháp luật.
II. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
1.1. Đổi mới và không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm hoạt động của Đảng phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
1.2. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cụ thể hoá đầy đủ nguyên tắc hiến định “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2020.
1.3. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật; trong đó, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn bản quy phạm pháp luật thống nhất cho cả Trung ương và địa phương, theo hướng Quốc hội ban hành luật, giảm dần việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh; Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành luật; hạn chế dần thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Xác lập cơ chế bảo đảm luật được thi hành ngay khi có hiệu lực.
Thể chế hoá nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử, bảo đảm để nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát bằng nhiều hình thức việc thi hành pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước. Hoàn thiện pháp luật về giám sát tối cao của Quốc hội, cơ chế bảo vệ luật và Hiến pháp.
1.4. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Từ nay đến năm 2010, xoá bỏ vai trò chủ quản của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp để các cơ quan này tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nước theo luật; đẩy mạnh xã hội hoá một số dịch vụ công. Đơn giản hoá và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước toà án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời bảo đảm tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính.
Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, đồng thời khắc phục tình trạng công tác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động của các cơ quan hành chính và doanh nghiệp.
Ban hành Luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Sớm ban hành Luật chống tham nhũng, thực hiện nguyên tắc người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cán bộ do mình trực tiếp quản lý trong khi thi hành công vụ.
Đến năm 2020, pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành pháp được hoàn thiện theo hướng Chính phủ tập trung vào chức năng quản lý, điều hành vĩ mô và thực hiện đúng vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Hình thành cơ chế pháp lý để Chính phủ thực hiện quyền yêu cầu xem xét, xử lý bằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong quá trình quản lý, tổ chức thi hành pháp luật. Xây dựng các luật về tổ chức và hoạt động của các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp.
1.5. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp.
Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử. Hoàn thiện cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp toà án trong hoạt động xét xử.
Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành viện công tố.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa trinh sát, điều tra ban đầu với hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra.
Xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án; xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác thi hành án; từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định, cảnh sát tư pháp…) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh nghiệp; thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp; kết hợp quản lý nhà nước với tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của toà hành chính đối với tất cả các loại khiếu kiện hành chính.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội.
Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là toà án trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; khắc phục việc xử lý oan, sai; khẩn trương ban hành Luật về bồi thường nhà nước. Xây dựng các đạo luật về lập hội, biểu tình nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm của công dân trong việc thực thi quyền dân chủ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc duy trì, bảo đảm kỷ cương, trật tự công cộng.
Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức; mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước; ban hành Luật về trưng cầu ý dân.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật kinh tế trọng điểm, đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu… Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Tạo cơ sở pháp luật để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước. Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế. Đổi mới cơ bản pháp luật về phá sản.
Xây dựng pháp luật cho việc tạo lập đồng bộ các thị trường. Tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất, từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài đầu tư ở Việt Nam.
Hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự hình thành, phát triển lành mạnh thị trường lao động theo hướng đa dạng hoá các hình thức tìm việc làm, giới thiệu việc làm và tuyển chọn lao động, khuyến khích mở rộng thị trường lao động có hàm lượng chất xám cao. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
Hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành và phát triển thị trường khoa học – công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ – tín dụng, tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng, khuyến khích cạnh tranh trong hoạt động tín dụng trên nguyên tắc an toàn hệ thống.
Hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khoán.
Hoàn thiện pháp luật về tài chính công, xác định rõ nguồn thu và cơ cấu chi của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, thống nhất chế độ chi tiêu; xác định cơ chế đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Công khai, minh bạch việc hình thành, quản lý và sử dụng các nguồn vốn, tài chính huy động từ dân cư, cộng đồng. Tiếp tục cải cách pháp luật về thuế theo hướng ổn định, đơn giản hơn, mức thuế phù hợp, có tính đến các định chế kinh tế quốc tế và khu vực cũng như các điều ước quốc tế khác có liên quan.
Hình thành đồng bộ pháp luật về các chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật (xây dựng, điện lực, bưu chính – viễn thông, an ninh lương thực, thú y, thuỷ sản…) thể hiện các nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật liên quan đến phát triển và quản lý ngành.
Hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường theo nguyên tắc quản lý chặt chẽ, phát triển bền vững, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, văn hoá – thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội.
Thể chế hoá chủ trương xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá – xã hội (giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể thao…); đồng thời bảo đảm sự quản lý, điều tiết và đầu tư thích đáng của Nhà nước phù hợp với mục tiêu trong từng lĩnh vực; có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với người nghèo và các đối tượng khó khăn.
Thể chế hoá quan điểm coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục”, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục, đồng thời tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, của cơ sở giáo dục; tạo sự bình đẳng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình đào tạo công lập và ngoài công lập.
Hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ theo hướng khuyến khích sự phát triển các ngành khoa học mới, công nghệ cao (như thông tin, giao dịch điện tử, y sinh học, bảo vệ gen giống cây trồng, vật nuôi…); khuyến khích sáng tạo và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế tri thức. Tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một số trường đại học thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia; thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân tộc, tôn giáo theo hướng tăng cường đoàn kết đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc. Thể chế hoá toàn diện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển của cộng đồng các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc; bảo đảm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, phát huy những mặt tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm tổn hại an ninh quốc gia.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm văn hoá là nền tảng tinh thần và là động lực của sự phát triển đất nước, hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Tạo lập đồng bộ cơ sở pháp lý, bảo đảm tự do, dân chủ cho hoạt động sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, văn học nghệ thuật; huy động sự tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn của xã hội vào việc bảo vệ, phát huy di sản văn hoá dân tộc; ngăn chặn việc lưu hành các sản phẩm văn hoá thông tin độc hại.
Hoàn thiện pháp luật về báo chí và xuất bản theo hướng bảo đảm quyền tự do báo chí, xuất bản gắn liền với chế độ trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, xuất bản. Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí, xuất bản.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân theo hướng bảo đảm để công dân có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào hoạt động y tế; bình đẳng giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của những người hành nghề y, dược, về dân số, gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, về người khuyết tật.
Thể chế hoá các chính sách về công bằng xã hội để bảo đảm mọi công dân được tiếp cận và hưởng thụ các loại dịch vụ công, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói, giảm nghèo; hoàn thiện pháp luật về ưu đãi xã hội đối với các đối tượng chính sách, về bảo vệ người tiêu dùng; hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm an sinh xã hội…
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Từ nay đến năm 2010, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng, an ninh nhằm xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân; thể chế hoá mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội với củng cố và xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện pháp luật về biên giới quốc gia, vùng biển, vùng trời; về tổ chức, hoạt động lực lượng vũ trang nhân dân.
Hoàn thiện pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm theo hướng xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật là nòng cốt, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Hoàn thiện chính sách hình sự, bảo đảm yêu cầu đề cao hiệu quả phòng ngừa; hạn chế hình phạt tử hình, giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền; cải tạo không giam giữ đối với các loại tội ít nghiêm trọng. Hoàn thiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma tuý, HIV/AIDS…
Sau năm 2010, xây dựng mới các đạo luật về phòng thủ dân sự, giáo dục quốc phòng, bảo vệ các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia, chống khủng bố…
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế.
Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường… Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; khẩn trương rà soát, hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu gia nhập WTO; thực hiện các cam kết với ASEAN, tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006, tiến tới cộng đồng kinh tế châu Á vào năm 2020.
Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định trọng tài thương mại.
Ký kết và gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp. Chú trọng việc nội luật hoá những điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Sớm ban hành Luật dẫn độ tội phạm và chuyển giao người bị kết án phạt tù.
III. CÁC GIẢI PHÁP
- Các giải pháp về xây dựng pháp luật
1.1. Xác định các lĩnh vực trọng điểm cần ưu tiên đầu tư để xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (từng năm và cả nhiệm kỳ) và chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Chính phủ, cần xác định một số lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, tạo sức bứt phá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn để ưu tiên tập trung nguồn lực nhằm xây dựng và ban hành kịp thời các luật, bộ luật có tính khả thi cao.
Các bộ, ngành cần ưu tiên xây dựng thể chế trong lĩnh vực do bộ, ngành mình quản lý cho phù hợp với định hướng của Chiến lược này.
1.2. Đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật từ sáng kiến pháp luật đến thông qua luật nhằm đẩy nhanh quá trình soạn thảo, ban hành luật. Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.
Các dự án luật, pháp lệnh chỉ được xem xét thông qua khi có giải trình rõ ràng về cơ chế, biện pháp, các nguồn lực bảo đảm tổ chức thực hiện. Sớm triển khai phương thức ban hành một luật để sửa đổi nhiều đạo luật liên quan. Xác định rõ quy trình, cơ chế “nội luật hoá” các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1.3. Nâng cao trình độ và năng lực làm luật của Quốc hội. Tăng hợp lý tỉ lệ đại biểu chuyên trách, có trình độ, hiểu biết về pháp luật; xác lập cơ chế bảo đảm thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội trong việc chuẩn bị, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn cách thức thảo luận, thông qua luật, pháp lệnh.
Tăng cường hoạt động giải thích luật, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Tăng cường trách nhiệm của Chính phủ và các bộ trưởng trong việc chỉ đạo hoạt động xây dựng pháp luật. Chính phủ tập trung xem xét, quyết định những vấn đề mang tính quan điểm, chính sách và những vấn đề liên ngành còn có ý kiến khác nhau; tăng cường kiểm tra đối với văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành và địa phương ban hành để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy giúp việc cho Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác xây dựng pháp luật. Củng cố bộ phận pháp chế bộ, ngành, địa phương; thành lập Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội.
1.4. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật. Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
1.5. Hiện đại hoá phương thức và phương tiện xây dựng pháp luật. Khai thác, ứng dụng tối đa thành tựu của khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp, tiến độ, chất lượng và hiệu quả của quy trình xây dựng pháp luật. Xây dựng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1.6. Hoàn thiện pháp luật về Công báo, bảo đảm tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, văn bản hành chính có hiệu lực áp dụng chung đều được công bố trên Công báo một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.
1.7. Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật.
- Các giải pháp thi hành pháp luật
Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật trong Nghị quyết này với các nội dung cải cách hành chính và các giải pháp về cải cách tư pháp.
2.1. Phát triển hệ thống thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng và triển khai Chương trình Quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn. Hình thành Trung tâm Thông tin pháp luật quốc gia, phát triển mạng lưới thông tin pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp luật đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhân dân và phù hợp với pháp luật. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách theo hướng xã hội hoá. Tăng cường trao đổi thông tin pháp luật với các tổ chức quốc tế và các quốc gia, trước hết là với các quốc gia thành viên ASEAN.
2.2. Cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, trọng tâm là hoạt động xét xử của toà án theo nội dung của Chiến lược cải cách tư pháp.
2.3. Đề cao kỷ luật, kỷ cương trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra công chức, công vụ. Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm mọi hành vi tham nhũng phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
2.4. Bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức làm công tác pháp luật. Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với việc đào tạo cán bộ luật, xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ luật. Bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế của các bộ, ngành. Đổi mới công tác đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu sử dụng, luân chuyển các chức danh tư pháp. Chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá trang thiết bị trong các cơ sở đào tạo pháp luật, đào tạo các chức danh tư pháp.
2.5. Huy động các nguồn lực tài chính trong nước và quốc tế; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó cho việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của Chiến lược.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, nhất là của bộ máy nhà nước và các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương.
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia để tổ chức thực hiện Nghị quyết. Ban Chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm cụ thể hoá Nghị quyết thành chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện cụ thể trong từng thời gian.
- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc xây dựng chương trình xây dựng pháp luật dài hạn và hàng năm, trong đó có ưu tiên, trọng điểm trên mỗi lĩnh vực xây dưng pháp luật trong từng giai đoạn; giám sát chặt chẽ để đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng pháp luật.
- Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp xây dựng chương trình, kế hoạch lập pháp, lập quy, phổ biến giáo dục pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nghị quyết này, đồng thời kết hợp chặt chẽ với Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ.
- Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Toà án Nhân dân tối cao và Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào Nghị quyết này và yêu cầu cải cách tư pháp xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động cụ thể để triển khai đúng thời hạn đối với các nhiệm vụ của ngành mình, cấp mình, đồng thời nâng cao trách nhiệm đối với các hoạt động phối hợp liên ngành.
- Các cấp ủy đảng cần quán triệt nội dung Nghị quyết, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động ở mọi cấp, gắn với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
- Ban Chỉ đạo quốc gia thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này./.
Nơi nhận:
– Các tỉnh uỷ, thành ủy,
– Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn,
đảng ủy trực thuộc Trung ương,
– Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương,
– Lưu Văn phòng Trung ương.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ
(Đã ký)
Nông Đức Mạnh
Translation
CENTRAL COMMITTEE
Number: 48-NQ/TW
COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
Hanoi, 24 May 2005
RESOLUTION OF THE POLITBURO OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
On The Strategy for the Development and Improvement of Vietnam’s Legal System
to the Year 2010 and Direction for the Period up to 2020
After nearly 20 years of implementing the Doi Moi policy under the leadership of the Communist Party, the development and improvement of the legal system has made significant progress. The procedure for the promulgation of legal normative documents has been renovated. Numerous promulgated codes, laws, and ordinances have established a legal framework for the Government to manage the economy, society, public security, national defence, international relations, and other fields through law. Socialist rule of law has gradually been promoted and put into practice. Dissemination and education have produced positive change. All of this has contributed to the institutionalisation of Party guidelines, enhanced leadership of the State, strengthened economic development, and the social and political stability of the country.
However, in general, our legal system still has many shortcomings. The system is still not comprehensive and consistent; its viability is still low, and its implementation in practice remains slow. The mechanism for making and amending laws has many deficiencies and is still not properly observed. The speed of law-making activities is slow. The quality of the laws is not high. There is lack of attention paid to the research and implementation of the international treaties to which Vietnam is a party. The effectiveness of legal dissemination and education is limited. Institutions for law implementation are still inadequate and weak.
The cause of the mentioned shortcomings can be found in the lack of an overall law-making programme that is based upon a strategic view; legal education and theoretical research still lag behind practical demands; law implementation is inconsistent; and the legal awareness of a great number of public servants and the populace is still low.
In order to overcome the deficiencies and to meet the demands and requirements for the industrialisation and modernisation of the country, promulgation of the “Strategy for the Development and Improvement of Vietnam’s Legal System to the Year 2010 and Direction for the Period up to 2020” is an urgent task.
I. OBJECTIVES, BASELINE STANDPOINTS FOR DEVELOPMENT AND IMPROVEMENT OF THE LEGAL SYSTEM
- Objectives
To develop and improve a consistent, comprehensive, viable, and transparent legal system with the focus on the perfection of the legal regulations of a socialist-oriented market economy; on the building of a Vietnamese rule-of-law socialist state which is of the people, by the people, and for the people; on the basic renovation of law-making and implementing mechanisms; and on the enhancement of the role and effectiveness of the law in contributing to good social management, maintaining political stability, developing the national economy, international integration, building a clean and strong state, implementing the human and democratic rights and freedoms of the citizen, and making Vietnam a modern, industrialised country by 2020.
- Basic Premises
2.1. Rapidly, fully, and accurately articulate the Party’s directions and specific constitutional provisions on building a rule-of-law socialist State of the people, by the people, and for the people in Vietnam; ensure the human rights, as well as democratic rights and freedoms of the citizen; build a socialist-oriented market economy; develop culture and society; and maintain national defence and public order.
2.2. Maximally bring into play internal resources; actively integrate into the international community; fully perform international commitments while strictly maintaining independence, state sovereignty, national defence, and the socialist orientation.
2.3. Combine the actual circumstances in Vietnam with carefully selected international experience on law-making and implementation; harmoniously blend fine national cultural values and traditions with the modern characteristics of the legal system.
2.4. Bring into play democracy and accelerate legality during the development, improvement, and implementation of the law.
2.5. Execute the Strategy in line with administrative and judicial reform through resolute steps and concentration; pay special attention to quantity and quality; and fully ascertain the pre-conditions to guarantee the effectiveness and enforceability of the law.
II. DIRECTIONS FOR THE DEVELOPMENT AND IMPROVEMENT OF THE LEGAL SYSTEM
- To develop and improve the law on the organisation and operation of institutions within the political system to meet the demands of building a rule-of-law socialist state of the people, by the people, and for the people in Vietnam.
1.1. To renovate and continually perfect the main methods of the Party so as to ensure that the activities of the Party are consistent with the Constitution and law; to enhance the lead role of the Party over the State and society; to enhance the efficiency and effectiveness of state management; and to bring into play the full energy and creativity of the Fatherland Front and other mass organisations.
1.2. To build and perfect a rule of law socialist state in Vietnam; to realise fully the constitutional principle that “State power is unified through the allocation of tasks and co-ordination between state agencies to carry out the legislative, administrative, and judicial functions”; and to improve the efficiency and effectiveness of law implementation. This is one of the most important tasks of the Vietnamese Party and State up until 2020.
1.3. To develop and improve the law on the organisation and operation of the National Assembly; to accelerate and to improve the quality of legislative activities; to ensure the greater democratisation, legality, openness, and transparency of the legal system; and, by so doing, the law should gradually come to play the central role in the legal system and directly govern social relationships. To improve the law on the procedure of drafting, adoption, and promulgation of legal normative documents applied to both central and local levels with a view to have laws promulgated by the National Assembly, reduce the promulgation of ordinances by the Standing Committee of the National Assembly, promulgation of regulations guiding the implementation of law by the Government, and gradually reduce the jurisdiction to promulgate legal normative documents by the local governments. To set up a mechanism allowing a law to be implemented immediately upon its entering into legal force.
To institutionalise democratic principles in the operations of the representative bodies; to ensure the active participation of the people in legislative activities and introduce a number of different means to supervise the law implementation activities of state agencies and officials. To improve the law on the overall supervision by the National Assembly and the mechanism to safeguard the constitution and the law.
1.4. To develop and improve the law on the organisation, staffing, and operations of state administrative agencies in line with the objectives and demands of Public Administrative Reform. By 2010, to eliminate the monitoring role of state administration agencies over enterprises so that the agencies can better perform their state management functions in accordance with the law; and to accelerate the socialisation of a number of public services. To simplify and to make open and transparent administrative procedures, especially those directly relating to the rights and interests of the people and businesses.
To improve the law on complaints and denunciations; to ensure that all illegal administrative decisions and acts can be uncovered and challenged before the courts; to renovate the procedure for the settlement of complaints and denunciations, as well as the procedure for the adjudication of administrative cases, so as to make them more open, simple, and convenient for the people; and, at the same time, to ensure the thoroughness and effectiveness of public administration.
To improve the law on the organisation and operation of inspection and control to ensure that all public administration activities come under the inspection and control of the Government; and, at the same time, to overcome the problem of inspection or control disrupting the normal functioning of state administrative agencies or enterprises.
To promulgate the law on public servants and the public service; and to state clearly that state agencies and public servants can do only what the law authorises them to do. To establish a professional code of conduct for each kind of public servant, as well as set criteria for the assessment and reward of, or application of disciplinary measures to, public servants.
To promulgate in the near future the Anti-Corruption Law; and to implement the principle that the head of an agency or organisation should be responsible for any serious illegal acts committed by their staff during the performance of the latter’s public duties.
By 2020, to improve the law on the organisation and operations of state administrative agencies so as to allow the Government to focus on macro-level administration and truly be the highest agency of state administration. To create a legal mechanism to allow the Government the right to request judicial review of all serious violations of law discovered during administration and law implementation. To promulgate laws on the organisation and operations of ministries, other central agencies, and local People’s Committees.
1.5. To develop and improve the law on the organisation and operations of judicial agencies in line with the objectives and directions of the Judicial Reform Strategy; and to identify correctly and completely the legal powers and responsibilities of each judicial agency and judicial office.
The focus is to improve the law on the organisation and operations of the people’s courts, to ensure that the courts function independently, in strict accordance with the law and in a timely fashion; to allocate jurisdiction between trial courts and appellant courts in accordance with the principle of “two levels of adjudication”. To improve the mechanism to administer the local courts so as to ensure the independence of courts at different levels during their decision-making.
To improve the law on the organisation and operation of the people’s procuracy to ensure the better performance of its prosecution function and supervision of judicial activities. To study the possibility of transforming the procuracy into a prosecution office.
To develop and improve the law on the organisation and operations of the investigating agencies so as to have fewer lead agencies and ensure close co-operation between the preliminary investigation and the procedural investigation of the investigating agencies.
To develop a Judgement Execution Code that regulates all fields of judgement execution; to identify the Ministry of Justice as the agency that supports the Government in the uniform administration of judgement execution; and gradually to socialise judgement execution.
To develop and improve the law on judicial support (e.g., lawyers, the public notary, judicial expertise, judicial police, and such like) so as to meet, incrementally and without disruption, the diverse legal assistance needs of the people and businesses; to socialise quasi-judicial activities thoroughly; and to link state administration with the self-management of social professional organisations.
To overhaul judicial procedures to make them more democratic, equal, open, transparent, and consistent, as well as more accessible; to ensure public participation and supervision over judicial activities; to ensure the quality of adversarial court proceedings, to base court judgements on the results of such adversarial court proceedings, and to consider this as the lynchpin for the improvement of the quality of judicial activities; and to extend the jurisdiction of the administrative courts over all administrative complaints.
- To develop and improve the law safeguarding human rights and the democratic rights and freedoms of the citizen.
To strengthen the legal basis for the duty of state agencies to draft and promulgate laws quickly and thoroughly and to implement them, as well as the international conventions on human and citizens’ rights in the civil, political, economic, cultural, and social fields to which Vietnam is a party, strictly.
To improve state protection of the rights and legitimate interests of a citizen, as well as the responsibilities of state agencies, especially the courts, when protecting those rights and interests; to strictly deal with all acts infringing the rights and legitimate interests of a citizen; to remedy a wrongful or unjustified handling of the case; and to draft and promulgate urgently a Law on State Compensation. To develop laws on the establishment of mass organisations and mass demonstrations with a view to identify clearly the rights and responsibilities of a citizen when exercising their democratic rights and the responsibility of the state to maintain and ensure public order.
To improve the law on the supervisory right of representative organs and the right of a citizen to supervise directly and control the operations of state agencies and acts of public servants; to broaden the scope for direct public participation in state affairs; and to promulgate a Law on Referendum.
- To develop and improve civil and economic laws with the focus on the enhancement of socialist-oriented market economy legal regulations.
Up until 2010, and in the following years, to continue to develop and improve socialist-oriented market economy legal regulations; to focus on a number of significant economic law fields with a view to meeting the demands of the country for industrialisation, modernisation, and international integration in a timely manner.
To develop and improve the law on ownership and freedom of business activity. To identify clearly the legal liability for state property and for other property owners; and to identify a mechanism to protect and limit ownership rights and such like. To improve the mechanism to protect the freedom of business activity, based on the notion that a citizen may do all those things that the law does not prohibit. To create a legal basis for a citizen to mobilise actively their abilities and resources to develop production and trade so as to enhance the quality of life of themselves and their family and, thereby, contribute to the overall prosperity of the nation. To create a legal environment for fair and equal competition that is consistent with WTO rules and other international commitments. To develop an unified legal framework that is applied to all businesses with different owners; to eliminate privilege and monopoly in business activity; to improve the investment environment and gradually to unify the law applied to domestic and foreign investments. To improve contract law so as to respect the agreements of contracting parties so long as such agreements are not contrary to public morality, do not infringe public order, and are consistent with international trade customs and practices. To reform fundamentally the bankruptcy law.
To develop the law to create comprehensive markets. To create a legal basis for the formation and development of a real estate market, including a market for land-use rights; and, step-by-step, to expand the real estate market to include overseas Vietnamese and foreign investors in Vietnam.
To improve the legal environment for the creation and development of a robust labour market with varied forms of job-seeking, job consultancy, and labour recruitment; and to encourage the expansion of the market for skilled labour. To safeguard the rights and legitimate interests of employees and employers.
To improve the law on the protection of intellectual property; to create and develop a science-technology market with the expansion of intellectual property protection, consistent with the requirements of the WTO and the international treaties to which Vietnam is a party.
To form a comprehensive legal framework and to apply international institutions and standards on the security of trade in currencies and credit; to create a healthy and fair environment for banking operations; and to encourage competition in the trade of credits based upon the principle of system security.
To improve the law on securities.
To improve the law on public financing; to clearly identify the revenue and expenditure structure of the central and local budgets; to harmonise expenditure standards; to identify a mechanism for the effective investment and use of the budget. To make open and transparent the composition, management, and use of all financial resources mobilised from the people and communities. To continue the reform of tax law to make it more predictable and simple; to introduce rational tax rates, taking into account international and regional economic standards, as well as other related international commitments.
To develop a comprehensive law on important technical-economic fields (e.g., civil construction, electricity, post and telecoms, food security, horticulture, seafood resources, et cetera) that states the principles, conditions, and technical standards relating to the development and management of those fields.
To improve the law on natural resources and the environment based on the principles of strict management, sustainable development, and ensuring a harmonious balance between the use and protection of natural resources.
- To develop and improve the law on education and training, science and technology, public health, culture and information, sport, ethnicity, religion, population, family, children, and social policy.
To institutionalise the socialisation of cultural-social fields (education and training, scientific research and technology development, public health, culture, art, sport, et cetera); at the same time, to ensure the appropriate management, monitoring, and investment by the State appropriate to the development objectives for each field; and to introduce the necessary policy of support for the poor and disadvantaged.
To institutionalise the view that holds education and training as a primary national policy; to implement the “standardisation, modernisation, and socialisation of education”; to create an educated society; and to enhance the quality of education. To clearly identify the scope of uniform state management of education and training; at the same time, to improve the self-management and responsibility of training institutions; and to ensure and encourage equal and fair competition between state and non-state education.
To improve the law on science and technology so as to encourage the development of new science and high-tech fields (informatics, electronic transactions, medical-biological sciences, protection of animals and flora, genetics, and so on); to encourage creativity and the implementation of research results; and to develop a knowledge-based economy. To create the legal basis for transforming some universities into education and scientific research centres of national standing; to implement intellectual property protection as needed; and to introduce special incentives for scientists conducting outstanding research.
To develop and improve the law on ethnicity and religion in order to enhance solidarity among different ethnic or religious groups in line with the overall solidarity of the whole nation. To institutionalise fully the policy of equality, solidarity, assistance to, and parallel development of, all ethnic groups; to protect and enhance the fine culture and traditions of each ethnic group; to ensure the right to freedom of religion of each citizen; and to bring into play the cultural and ethical benefits of religion. To prohibit the abuse of issues of ethnicity, religion or creed to damage the greater national solidarity and security.
To develop and improve the law to preserve and enhance traditional Vietnamese culture based on the belief that culture is the spiritual basis and motivation for the country’s development; to direct cultural activities to create fully developed Vietnamese individuals. To create a comprehensive legal basis to ensure the freedom and democracy of creative activities and enjoyment of cultural values, art, and literary works; to mobilise the more active participation of society in the protection and enhancement of national cultural heritage; and to prevent the circulation of “poisonous” literature and information.
To improve the law on press and publication so as to ensure that the freedom of the press and publication are in line with legal liability, social responsibility, and the professional ethics of press and publishing workers. To strengthen the legal force of state management of the press and publishing.
To develop and improve the law on the care and protection of people’s health so as to ensure that all citizens have the opportunity to access and use qualified health services; to create the legal basis for the development of a grassroots level health network; to utilise modern and advanced technology in medical and health activities; and to ensure the parity of public and private health services. To improve the law on the professional activities of medical and pharmaceutical workers; and to improve the law on population, on family, on the care, protection, and education of children, and on disadvantaged people.
To institutionalise the policies on social equality to ensure that all citizens have the opportunity to access and enjoy public services, public health services, social security, social aid, poverty alleviation [measures]; to improve the law on the preferential treatment of targeted groups and on consumer protection; and to set up and Unemployment Fund to ensure social security.
- To develop and improve the law on national defence and security, as well as public order and safety
By 2010, to improve the law on national defence and security in order to build a strong nation-wide defence and people’s security arrangements; to institutionalise the relationship between socio-economic development further strengthening of resources for national defence and security, and citizen’s rights and obligations to protect the Fatherland. To improve the law on national borders, air and water territories, and on the organisation and operation of the people’s armed forces.
To improve criminal policies to ensure a focus on the prevention of crime; to limit the application of the death penalty, to reduce the use of incarceration, and to increase the use of fines and re-education in lieu of detention for less serious crimes. To improve the law on prevention and alleviation of social ills such as prostitution, drug addiction, HIV/AIDS, et cetera.
After 2010, to develop new laws on civil defence, defence training, the protection of important objects of national security, anti-terrorism, and so on.
- To develop and improve the law on international integration
To continue to sign and accede to international treaties in the economic, trade, investment, international credit, intellectual property, tax and customs, and environmental protection fields. At the same time, to accelerate the review, amendment or new promulgation of legal documents in accordance with international custom or the international treaties Vietnam has signed or to which it has acceded.
To develop legal documents and institutions, as a priority objective, to protect the independence of the economy in economic integration; to review urgently and improve the law to accord with accession to the WTO; to implement commitments to ASEAN; to accede fully to AFTA in 2006; and to prepare for an Asian Economic Community in 2020.
To improve the law on the resolution of economic disputes (e.g., arbitration and mediation) in accordance with international trade custom. To participate in multilateral international treaties on judicial assistance, especially those relating to the recognition and enforcement of foreign court judgements and commercial arbitration awards.
To sign or accede to international treaties to combat international terrorism, transnational organised crime, money laundering, and corruption, as well as international judicial assistance agreements. To pay special attention to the incorporation into domestic law of the international treaties in the field of security, public order, and safety to which Vietnam is a party. To promulgate in the near future a law on the escort of criminals and the convicted to imprisonment.
III. SOLUTIONS
- Legislative solutions
1.1. To identify important areas that require priority when developing and improving the law. It is necessary to identify priority areas – the areas that have great significance and could produce great advances in the socio-economic development of the country within the specified period – in the annual and overall law and ordinance making agendas of the National Assembly and the annual legal document making agenda of the Government, in order to concentrate resources for the timely promulgation of very practical laws or codes.
Ministries and agencies should prioritise the creation of legal regulations in the areas under their management that are in accord with the directions of this Strategy.
1.2. To reform fundamentally the law-making procedures, starting from the legislative initiative to the promulgation of the bill, with a view to speed up the drafting and promulgation of laws. To enhance the quality of all promulgated legal documents.
The adoption of a law or ordinance proposal should only be debated if accompanied by a clear submission on the mechanism, measures, and resources for its implementation. To introduce soon a mechanism by which to promulgate one law that shall amend more than one law (i.e., an Omnibus Law). To identify clearly the procedure and mechanism to “domesticise” international treaties to which Vietnam is a party.
1.3. To improve the level of knowledge and working capacity of the National Assembly. To increase by an appropriate ratio the number of full-time MPs who have sufficient legal knowledge; to set up a mechanism to ensure implementation of the right of Members of the National Assembly to initiate legislation; and to bring into play the role and responsibilities of the Ethnicity Council and National Assembly’s committees in the preparation and review of law and ordinance proposals. To continue the gradual reform of the debate and adoption process for laws and ordinances.
To improve the legislative interpretation work of the Standing Committee of the National Assembly.
To enhance the role of the Government and ministers in directing law-drafting activities. To have the Government focus only on the consideration and deciding of matters of direction and policy, as well as cross-sectoral matters about which there are different opinions between ministries; to accelerate the post-adoption review of legal normative documents promulgated by ministries and local governments to ensure their constitutionality and the consistency of the legal system as a whole.
To improve and enhance the capacity of the support apparatus of the National Assembly, Government, and ministries in law-drafting activities. To strengthen legal departments within ministries and local governments; and to establish an Institute of Legislation under the National Assembly.
1.4. To improve the role and responsibilities of professional research institutions in law-drafting activities. To introduce a mechanism to encourage professional associations, economic organisations, social-professional organisations, and outstanding experts to participate in research, assessment of needs, policy formulation, drafting, reviewing, and checking of draft legal normative documents. To identify a mechanism for collecting social and public opinions on draft legislation.
1.5. To modernise the methods of, and technical facilities for, legislative activities. To apply and utilise to the full advances in science and technology, especially in information technology, in the renovation of law-drafting methods and acceleration of drafting activities, as well as enhancing the quality and efficiency of the drafting procedure. To develop and effectively utilise national legal databases.
1.6. To improve the law on the Official Gazette; to ensure that all legal normative documents, all international treaties to which Vietnam is a party, and all administrative regulations and decisions having general application are published in the Official Gazette in a timely, complete, and accurate fashion.
1.7. To research the possibility to exploit or utilise precedent, custom (including those of international trade), and the rules/regulations of professional associations as a source for enriching and improving legal resources.
- Law implementing resolutions
To combine closely and comprehensively improvements to the law on the organisation and operations of law implementing agencies mentioned in this Resolution with the contents of Public Administrative Reform and the Judicial Reform Strategy.
2.1. To improve legal information and legal dissemination and the education system; and to develop and implement a long-term National Programme on legal education and dissemination. To establish a National Legal Information Centre; and to develop a legal information network. To encourage organisations and individuals to invest in the development of legal information, consultancy, and aid services to meet the diverse demands of the people, in accordance with the law. To accelerate the socialisation of legal aid service for the poor and preferred social groups. To improve the exchange of legal information with international organisations and foreign states, first of all with members of ASEAN.
2.2. To reform the organisation and operation of judicial agencies, in accordance with the Judicial Reform Strategy, with special attention paid to the adjudication work of the court.
2.3. To bring about discipline and legality in the operation of state agencies. To improve the capacity and effectiveness of inspections of public servants and public tasks. To accelerate the fight against bureaucracy, corruption, and waste. To ensure that all corruption cases should be uncovered quickly and strictly dealt with in accordance with the law.
2.4. To ensure the quality and quantity of legal officials’ human resources. To renovate state administration of legal education and training for legal workers; and to make Hanoi Law University and Ho Chi Minh City Law University the focal institutions for providing legal education to legal workers. To reform the training of legal professionals from different judicial offices to meet the requirements of their positions and enable their transfer between offices. To pay special attention to the education of legal professionals from different offices about professional ethics. To improve training facilities; and to modernise the equipment of legal education and training institutions.
2.5. To mobilise all possible domestic and international financial resources for reform; and to manage and use those resources effectively for the implementation of this Strategy.
IV. IMPLEMENTATION
- To implement the Strategy for the Development and Improvement of Vietnam’s Legal System to the Year 2010 and Direction for the Period up to 2010 is an important task for the whole political system, especially the state apparatus and social organisations at both central and local levels.
To establish a National Steering Committee to organise implementation of this Resolution. The National Steering Committee has responsibility to articulate the Resolution in terms of programmes, action plans, and projects to be implemented in each specified time period.
- Party and social organisation units of the National Assembly direct the development of the long-term and annual legislative agendas, with preference paid to each specific area during the specified time; and strictly supervise the implementation of the agenda in order to ensure the timeliness and quality of their implementation.
- Permanent Party leaders, as well as the Board of the Government and of the Ministry of Justice, are to develop programmes and an agenda for legislative and other regulation making activities, for legal education and dissemination, for law implementation, and for training of human resources to meet the requirements for the improvement of the legal system as mentioned in this Resolution; and closely co-ordinate with the Government’s PAR.
- Permanent Party leaders, the Board of Central Military Forces, the Central Police Force, the Supreme People’s Court, and the Supreme People’s Procuracy, based upon this Resolution and the requirements of judicial reform, shall develop and implement detailed action plans for the timely implementation of the tasks allocated to them; and improve the responsiveness of cross-sectoral co-ordination.
- All party units should take the contents of this Resolution, identify and incorporate them into their activities, and link them with the task of developing and perfecting the Party.
- The National Steering Committee shall have continuous overview and control of the implementation of this Resolution and shall make regular reports to the Politburo on its implementation./.
ON BEHALF OF THE POLITBURO
GENERAL SECRETARY
Signed and Sealed
NONG DUC MANH
Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 trên đây kèm theo file word bạn hãy tải xuống để có thêm tài liệu tham khảo nhé!
Chính Sách - Tags: Nghị quyết 48-NQ/TWQuyết định 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
Nghị định 136/2013/NĐ-CP sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Quyết định 44/2018/QĐ-UBND Long An quy định số lượng Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; chế độ chính sách dân quân tự vệ
Nghị định 102/2018/NĐ-CP chế độ hỗ trợ, đãi ngộ với người Việt Nam có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài
Quyết định 582/QĐ-TTg 2017 Danh sách thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2007
Quyết định 06/2017/QĐ-UBND về việc ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn