Nghị định 39/2015/NĐ-CP hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách

Hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số sinh con đang được nhà nước quan tâm. Với Nghị định 39/2015/NĐ-CP hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách mà chúng tôi cập nhật trong bài viết này hi vọng bạn có những tham khảo hữu ích.

CHÍNH PHỦ
——-
Số: 39/2015/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2015

NGHỊ ĐỊNHQUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO PHỤ NỮ THUỘC HỘ NGHÈO LÀ NGƯỜIDÂN TỘC THIỂU SỐ KHI SINH CON ĐÚNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;Căn cứ Pháp lệnh Dân số ngày 09 tháng 01 năm 2013;Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.Điều 1. Đối tượng được hỗ trợPhụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau đây:1. Sinh một hoặc hai con;2. Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;3. Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;4. Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;5. Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;6. Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;7. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);8. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;9. Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.Điều 2. Định mức hỗ trợ, thời điểm hỗ trợ và phương thức hỗ trợ1. Định mức hỗ trợ: Hai triệu đồng/người.2. Thời điểm hỗ trợ: Tính từ tháng đầu sau khi sinh con thuộc đối tượng được hỗ trợ.3. Phương thức hỗ trợ: Bằng tiền, cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Đối tượng thụ hưởng tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ.Điều 3. Kinh phí hỗ trợ1. Kinh phí hỗ trợ do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi bảo đảm xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành.2. Ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương có khó khăn về ngân sách.Điều 4. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, giám sát và bảo đảm kinh phí cấp cho đối tượng thụ hưởng.Điều 5. Hiệu lực thi hànhNghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2015.Điều 6. Trách nhiệm thi hànhCác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Tổng giám đốc Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những tham khảo hữu ích để có thêm kiến thức và tài liệu tham khảo cho mình nhé. Nghị định 39/2015/NĐ-CP hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách được chúng tôi tổng hợp file word và file PDF dưới đây, bạn có thể tải về nhanh chóng!

Chính Sách - Tags: