Mẫu hợp đồng đào tạo nghề đầy đủ, chi tiết nhất

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Nội Dung Chính

Thế nào là hợp đồng đào tạo nghề?

Đào tạo nghề là một trong những bước cơ bản để người lao động có kiến thức, kỹ năng tham gia thị trường lao động, là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động hiện tại, khi tham gia đào tạo nghề, trung tâm/doanh nghiệp dạy nghề và người học nghề phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Đây vừa là điều bắt buộc nhưng cũng là cơ sở để các bên cùng thực hiện tốt mối quan hệ này.

Hợp đồng đào tạo nghề có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ đào tạo nghề (khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014).

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề phải có ít nhất một số nội dung cơ bản sau đây:

– Tên nghề đào tạo hoặc kỹ năng nghề;

– Địa điểm đào tạo;

– Thời gian hoàn thành khoá học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Thanh lý hợp đồng;

– Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Nếu doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho mình thì ngoài các nội dung nêu trên, hợp đồng đào tạo nghề này còn có:

– Cam kết của người học về thời gian làm việc cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

(khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)

Đặc biệt phải lưu ý:

– Không nên ghi chung chung là học nghề, đào tạo nghề phục vụ công việc mà phải xác định rõ trình độ được đào tạo, loại nghề, loại bằng, chứng chỉ được cấp, nhằm tránh nhầm lẫn hoặc xung đột khi xác định bản chất của sự việc.

– Thoả thuận và ghi chi tiết các chi phí phát sinh trong quá trình đào tạo.

– Trường hợp doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động để làm việc cho mình thì phải ghi rõ thời gian người lao động cam kết làm việc.

Cần thiết có thể xác định rõ trách nhiệm nếu người lao động học xong không làm việc cho doanh nghiệp.

Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề 2019 chi tiết nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——-

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ (1)

Số: ……………

Căn cứ Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký (2)…………… số …………………. của ………………………. do ………….. cấp;

Căn cứ (3) cơ cấu tổ chức và Quy chế Công ty ………………………………….;

Căn cứ (4) Quy chế Trung tâm dạy nghề …………………………………………..;

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm ……, tại (5)……………………….., chúng tôi gồm:

Bên dạy nghề (6): …………………..…………………………………….…..

Đại diện: …………………….…………………….…………………….………

Chức vụ: …………………….…………………….………………………..….   

Địa chỉ: …………………….…………………….…………..….………………   

Điện thoại: …………….……………………. Fax: ..…………………………..

Mã số thuế: …………………….…………………….…………….……………

Tài khoản số: ………………………. Tại Ngân hàng:…….……….…………

Bên học nghề (7): ………………………………………..……………………

Sinh ngày:………………………………………………….…………………..

Trình độ văn hoá: …………………….…………………….…………………

Hộ khẩu thường trú: ………………..………….…………………….……….

Nơi ở hiện tại: …………………….………………………………….………..

Giấy tạm trú (8) số …………….. Ngày cấp: ….………. Nơi cấp:……………

Số CMND: ……………. Ngày cấp …………….……Nơi cấp:………………

Điện thoại: ………………………………………………………….……………

Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Nghề đào tạo

Loại nghề: …………………………………….

Thời gian đào tạo: Từ ngày…../…../……đến ngày…../…../……

Tương đương: ……. tuần; …….. giờ.

Địa điểm: ………………………………………………………………………..

Điều 2. Chế độ học nghề

1. Thời gian học trong ngày:

– Sáng: từ ……… đến …….

– Chiều: từ …….. đến ………

– Tối: từ ………. đến ……….

2. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.

3. Học viên được cấp phát:

– Thẻ học viên;

– Tài liệu học tập Đại cương và chuyên ngành.

4. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chi phí đào tạo (9)

Tổng chi phí đào tạo nghề là ………………………………………………….. đồng.

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………. đồng)

Bao gồm các khoản:……………………………………………………………

Phương thức thanh toán (10): ………………………………………………….

Điều 4. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp bên dạy nghè vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.

Điều 5. Sau đào tạo

Người học nghề được cấp chứng chỉ (nếu có): ……………………………

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ….…………………….. năm.

Điều 6. Quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của bên học nghề

1. Quyền hạn

a) Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình.

b) Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do chính đáng mà chưa tham gia học hoặc phải ngừng học thì được xem xét để bảo lưu và học lại (Thời gian bảo lưu không quá …….tháng).

2. Nghĩa vụ

a) Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.

b) Trong quá trình học, tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Trung tâm/Công ty và quy định của pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ chi phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Quyền lợi

a) Người học được học lý thuyết và thực hành đảm bảo đủ thời gian và chất lượng theo chương trình của Trung tâm/Công ty đã đề ra.

b) Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được tiếp tục đăng ký học các lớp nâng cao.

c) Trong thời gian học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được trả lương theo mức theo quy chế của Công ty.

Điều 7. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên dạy nghề

1. Quyền hạn

a) Trung tâm/Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

b) Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng):

– Đi nghĩa vụ quân sự;

– Vì lý do sức khoẻ;

– Vi phạm quy định của Nhà nước và quy chế của Trung tâm/Công ty.

2. Nghĩa vụ

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.

Điều 8 Điều khoản chung

1. Những thoả thuận khác:

Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày…….tháng…….năm……..và mặc nhiên được thanh lý khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau.

Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản./.

BÊN HỌC NGHỀ(Ký, ghi rõ họ tên)BÊN DẠY NGHỀ(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng đào tạo nghề 2019

(1) Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

(2) Có 02 trường hợp:

– Nếu là trung tâm dạy nghề: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số ……………………………….. của Trung tâm dạy nghề …………………do sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh ..…….. cấp;

– Nếu là doanh nghiệp dạy nghề cho người lao động để làm việc cho mình: Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………………. của Công ty …………………..do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh……..….. cấp.

(3) (4) Lựa chọn một trong hai mục này.

(5) (6) Tên trung tâm dạy nghề hoặc công ty.

(7) Người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi và có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề nhất định.

(8) Mục này có thể bỏ qua nếu người lao động có nơi đăng ký thường trú trùng với nơi ở hiện tại.

(9) Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không được thu học phí.

(10) Phương thức thanh toán: thanh toán một lần/thanh toán thành các đợt; chuyển khoản/tiền mặt.

Trên đây là Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề 2019 chi tiết nhất. Đây là văn bản cần thiết cho các cơ sở đào tạo nghề hay các công ty, doanh nghiệp. elead.com.vn luôn đồng hành cùng bạn, sẻ chia nhiều thông tin hay về biểu mẫu, mời các bạn tham khảo nhé.

Biểu Mẫu - Tags: