Mẫu giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản
Những mẫu giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đang thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Đây là mẫu giấy đơn giản quan trọng khi các bên thực hiện hợp đồng đặt cọc. Nếu các bạ quan tâm thì hãy cùng elead.com.vn.vn theo dõi bài viết ngay bây giờ nhé!
Đặt cọc được hiểu thế nào?
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự hiện hành, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhất định để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Theo đó, tài sản đặt cọc bao gồm:
– Tiền
– Kim khí quý
– Đá quý
– Vật có giá trị khác
Kết quả của việc đặt cọc
Trong trường hợp việc đặt cọc thành công, kết quả đạt được sẽ là hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhà đất được ký kết và thực hiện. Lúc này, tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc:
– Trả lại cho bên đặt cọc
– Trừ đi để thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua bán nhà đất.
Đến lúc này, bên nhận đặt cọc sẽ thực hiện việc chuyển Sổ đỏ sang tên mình và trở thành chủ sử dụng, sở hữu hợp pháp của nhà đất đó.
Nếu việc đặt cọc không thành công, lúc này Hợp đồng đặt cọc không thực hiện được đồng nghĩa với Hợp đồng mua bán cũng không thể thực hiện được và tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận ban đầu. Có thể sẽ là:
– Nếu bên đặt cọc có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc
– Nếu lỗi thuộc về bên nhận đặt cọc thì bên này phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền phạt cọc tương đương với tài sản đặt cọc trừ phi có thỏa thuận khác.
Hướng dẫn cách điền biểu mẫu
Mục “Bên đặt cọc”: Bên đặt cọc hay sau này sẽ là bên mua nhà đất. Mục này cần phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin về họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước hoặc hộ chiếu) kèm theo nơi cấp và cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.
Mục “Bên nhận đặt cọc”: Bên nhận đặt cọc sẽ là bên bán nhà đất trong Hợp đồng mua bán nhà đất. Tương tự như bên đặt cọc cũng phải nêu rõ, cụ thể thông tin về họ, tên, năm sinh, chứng minh nhân dân (hoặc căn cước, hộ chiếu): Số, ngày cấp, cơ quan cấp… và hộ khẩu thường trú.
Mục “số tiền”: Đây là mục quan trọng nhất của Giấy giao nhận tiền. Do đó, cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.
Ví dụ: Số tiền là 500.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng)
Ngoài ra, còn nên nêu cách xử lý số tiền này thế nào.
Ví dụ: Số tiền này sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất sau khi hai bên thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất theo quy định.
Mục “Lý do đặt cọc”: Vì đây là giấy giao nhận tiền đặt cọc để mua bán nhà đất nên lý do đặt cọc sẽ là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày….. Trong mục này có thể nêu qua về thông tin của nhà đất mà hai bên dự định mua bán.
Mục “Thời hạn đặt cọc”: Nêu rõ thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm và bao gồm thời điểm bắt đầu đặt cọc đến khi việc đặt cọc kết thúc.
Ví dụ: 05 ngày kể từ ngày 24/4/2019 đến 29/4/2019.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn mẫu giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản được chia sẻ nhiều nhất hiện nay. Những mẫu giấy này sẽ giúp các bạn thực hiện giao dịch thuận lợi nhất. Đồng hành cùng chúng tôi để theo dõi bài viết hay nhất nhé!
Luật Việt Nam - Tags: Mẫu giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đấtMẫu Biên bản lấy ý kiến tập thể về nội dung Nội quy lao động trong doanh nghiệp
[TẢI VỀ] Mẫu giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam mới nhất
Tham khảo mẫu đơn xin ly hôn thuận tình chuẩn 2019
Mẫu biên bản bàn giao tài sản cụ thể, chính xác nhất
Hướng dẫn cụ thể cách viết mẫu giấy cam kết đúng chuẩn nhất
Tải file word mẫu bản kiểm điểm Đảng viên và hướng dẫn chi tiết
Mẫu quyết định cho thôi việc đúng pháp luật nhất