Kế hoạch 353/KH-TANDTC 2019 tăng cường hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Kế hoạch 353/KH-TANDTC 2019 tăng cường hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mục đích kế hoạch này là đánh giá kết quả triển khai thực hiện thí điểm từ khi bắt đầu đến ngày 20-8-2019, trong đó làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế (nếu có) và nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Hãy cùng nhau theo dõi ngay nhé!
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
————
Số: 353/KH-TANDTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2019
KẾ HOẠCH
Tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại
trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính
tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương—————-
Để đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án theo Kế hoạch số 301/KH-TANDTC ngày 01-10-2018 và Quyết định số 184/QĐ-TANDTC ngày 04-10-2018 của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch tổng kết hoạt động thí điểm với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Đánh giá kết quả triển khai thực hiện thí điểm từ khi bắt đầu đến ngày 20-8-2019, trong đó làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế (nếu có) và nguyên nhân, giải pháp khắc phục.
– Nâng cao nhận thức của các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án về mục đích, ý nghĩa của việc thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.
2. Yêu cầu
– Bảo đảm đánh giá đúng, thực chất kết quả triển khai thực hiện thí điểm trong thời gian vừa qua.
– Việc tổ chức tổng kết phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
II. XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG KẾT
1. Việc xây dựng báo cáo tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:
– Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể của địa phương đối với công tác thí điểm hòa giải, đối thoại;
– Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại tại địa phương, trong đó làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, đánh giá nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục;
– Xem xét, đánh giá tác động của hoạt động thí điểm đến công tác giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính tại Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm;
– Đánh giá mô hình hòa giải, đối thoại trong mối quan hệ với mục tiêu tạo ra cơ chế mới để giải quyết tranh chấp, góp phần vào việc phát triển bền vững các mối quan hệ xã hội;
– Đánh giá về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại cho đội ngũ Hòa giải viên, Đối thoại viên và thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, nghiệp vụ hỗ trợ cho việc áp dụng mô hình hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
– Việc lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Tòa án với Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
– Đánh giá về công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thí điểm;
– Trên cơ sở kết quả thí điểm đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể.
(Báo cáo tổng kết thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại, số liệu kết quả hòa giải, đối thoại phải được xây dựng theo đề cương và biểu mẫu ban hành kèm theo Kế hoạch này)
2. Báo cáo tổng kết phải có đầy đủ thông tin, số liệu các vụ việc hòa giải, đối thoại từ khi thí điểm đến hết ngày 20-8-2019 và được gửi về Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) trước ngày 30-8-2019 để tổng hợp.
III. HỘI NGHỊ TỔNG KẾT
1. Hình thức, địa điểm tổ chức Hội nghị
Hội nghị được tổ chức theo hình thức tập trung. Địa điểm tổ chức Hội nghị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (địa điểm cụ thể sẽ có thông báo sau)
2. Thời gian tổ chức Hội nghị
Hội nghị được tổ chức trong 1/2 ngày (dự kiến ngày 11-9-2019).
3. Thành phần tham dự Hội nghị
a) Đại biểu khách mời:
– Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương; đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;
– Đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội: Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
– Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương;
– Đại diện lãnh đạo các cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam và một số bộ, ban, ngành ở Trung ương có liên quan;
– Thành viên Ban chỉ đạo đề án thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân ở Trung ương;
– Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.
b) Đại biểu Tòa án nhân dân:
– Các đồng chí lãnh đạo và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
– Lãnh đạo Vụ Giám đốc kiểm tra II, III, Cục Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Vụ Tổng hợp, Vụ Tổ chức – Cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thi đua – Khen thưởng, Học viện Tòa án;
– Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm; Giám đốc Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm và một số Hòa giải viên, Đối thoại viên điển hình trong công tác hòa giải, đối thoại;
– Thành viên Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Đề án thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án ở Trung ương.
4. Chương trình và nội dung Hội nghị
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
– Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát biểu khai mạc Hội nghị;
– Trình chiếu Video clip về tổng kết thí điểm về tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao trình bày Báo cáo tóm tắt tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Trình bày tham luận (dự kiến 05 tham luận), cụ thể như sau:
+ 01 tham luận của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện thí điểm;
+ 01 tham luận của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi thực hiện thí điểm;
+ 01 Tham luận của Hòa giải viên, Đối thoại viên về kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả khi hòa giải các tranh chấp dân sự;
+ 01 Tham luận của Hòa giải viên, Đối thoại viên về kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả khi hòa giải các tranh chấp kinh doanh, thương mại;
+ 01 Tham luận của Hòa giải viên, Đối thoại viên về kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả khi đối thoại các khiếu kiện hành chính;
– Các đại biểu khách mời, thành viên Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm phát biểu ý kiến;
– Các đại biểu tham dự Hội nghị thảo luận;
– Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát biểu kết luận và bế mạc Hội nghị.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Tiến hành tổng kết; xây dựng và gửi Báo cáo tổng kết thí điểm về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học và gửi file word theo địa chỉ thư điện tử [email protected]) để tổng hợp, xây dựng Báo cáo chung trước ngày 30-8-2019.
b) Xây dựng và trình bày báo cáo tham luận tại Hội nghị khi có yêu cầu; cử cán bộ, Hòa giải viên, Đối thoại viên tham dự hội nghị tổng kết theo đúng thành phần triệu tập của Tòa án nhân dân tối cao;
c) Đề xuất Hòa giải viên, Đối thoại viên có kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả khi hòa giải, đối thoại các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính trình bày tham luận tại Hội nghị;
d) Đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong quá trình triển khai thí điểm;
đ) Chủ động xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về kết quả thực hiện thí điểm và Hội nghị tổng kết tại Tòa án mình; xây dựng, tập hợp tư liệu, hình ảnh, Video clip về kết quả thí điểm gửi Báo Công lý.
2. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học là đơn vị chủ trì tổ chức tổng kết thí điểm, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này;
b) Tổng hợp kết quả tổng kết của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm;
c) Xây dựng tài liệu Hội nghị, thực hiện các công việc khác để chuẩn bị và tổ chức Hội nghị theo Kế hoạch này;
d) Xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký, ban hành; xây dựng Báo cáo tóm tắt tổng kết thí điểm trình bày tại Hội nghị;
đ) Chuẩn bị bài phát biểu của đại biểu Trung ương tại Hội nghị, bài phát biểu khai mạc, bế mạc của Chánh án;
e) Xây dựng Chương trình Hội nghị; đặt bài tham luận tại Hội nghị.
3. Báo Công lý phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, các Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm xây dựng Video clip phục vụ Hội nghị tổng kết, trong đó, các Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm cung cấp tư liệu, hình ảnh trong quá trình thí điểm để Báo Công lý tổng hợp, xây dựng Video clip.
4. Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Mời các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương biết và đưa tin về Hội nghị (Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội, Báo Nhân dân…), liên hệ với Đài Truyền hình Việt Nam để đưa tin trên Chương trình Thời sự lúc 19 giờ ngày 11-9-2019;
b) Xây dựng Thông cáo báo chí để phát hành tại Hội nghị;
c) Cử phóng viên của cổng thông tin điện tử đến đưa tin về Hội nghị;
d) Bảo đảm phương tiện đi lại cho các đại biểu của Tòa án nhân dân tối cao tham dự Hội nghị;
đ) Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm về hậu cần của Hội nghị.
5. Vụ Thi đua – Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, các Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân, Hòa giải viên, Đối thoại viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong triển khai thí điểm; phụ trách các thủ tục trao thưởng cho các tổ chức, cá nhân tại Hội nghị.
6. Cục Kế hoạch – Tài chính, Vụ Tổng hợp, Vụ Giám đốc kiểm tra II, Vụ Giám đốc kiểm tra III có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thực hiện các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình trong công tác tổng kết và chuẩn bị, tổ chức Hội nghị.
7. Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân và cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao đăng tải kịp thời các thông tin về Kế hoạch, nội dung tổ chức Hội nghị; tập trung tuyên truyền về kết quả thực hiện thí điểm; liên hệ, cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan tới các hoạt động của Tòa án cho các cơ quan thông tấn, báo chí để đưa tin về Hội nghị.
8. Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm đặt phòng khách sạn cho các đại biểu tham dự Hội nghị theo tiêu chuẩn chung; tổ chức mời cơm trưa Hội nghị; mời Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An và các cơ quan báo chí của địa phương đưa tin về Hội nghị; phối hợp với các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao trong công tác chuẩn bị, tổ chức Hội nghị.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí triển khai tổng kết tại Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức Hội nghị tổng kết được cấp từ kinh phí chi thường xuyên của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Kinh phí tổng kết tại các Tòa án thực hiện thí điểm được lấy từ nguồn kinh phí được cấp cho Tòa án thực hiện thí điểm tại địa phương.
Yêu cầu các Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao nghiêm túc thực hiện Kế hoạch này. Trong trường hợp có vướng mắc đề nghị kịp thời báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét, quyết định.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 164/TANDTC-PC ngày 16/7/2019 của Tòa án nhân dân tối cao./.
Nơi nhận:
– Chánh án TANDTC (để b/c);
– Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (để b/c);
– Các Phó Chánh án TANDTC (để p/h chỉ đạo);
– Các thành viên BCĐ Đề án thí điểm ở TW (để t/h);
– Các đơn vị: Văn phòng, Cục KHTC, Vụ Tổng hợp; Vụ GĐKT II, III, Vụ TĐKT, Báo Công lý, Tạp chí TAND (để t/h);
– TAND 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm (để t/h);
– Cổng thông tin điện tử TAND (để t/h);;
– Lưu: VT, Vụ PC&QLKH
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH Án
(Đã ký)
Nguyễn Thúy Hiền
Kế hoạch 353/KH-TANDTC 2019 tăng cường hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Đồng hành cùng elead.com.vn để theo dõi những bài viết ấn tượng nhất nhé! Thân Ái!
Hành Chính - Tags: Kế hoạch 353/KH-TANDTC 2019Văn bản hợp nhất 01/VBHN-TTCP năm 2017 ban hành hợp nhất Thông tư về việc quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính
Quyết định 5074/QĐ-BYT 2019 áp dụng Cơ chế một cửa với 4 TTHC lĩnh vực trang thiết bị y tế
Chỉ thị 31/CT-TTg 2018 tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách Nhà nước
Thông Tư 07/2019/TT-BCA biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền CAND
Quyết định 36/2014/QĐ-UBND Bình Dương về sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC
Thông tư 02/2016/TT-BNV tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp
Quyết định 2032/QĐ-BKHĐT 2018 Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính 2019