H&M là gì? Câu chuyện thương hiệu và các dòng sản phẩm của H&M

H&M là gì, H&M là ngành gì, câu chuyện thương hiệu H&M, các dòng sản phẩm của H&M? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu thương hiệu H&M là gì?

Những điều khác biệt của các hãng thương hiệu thời trang nổi tiếng tạo nên không đơn giản chỉ là thiết kế quần áo, giày dép hay phụ kiện, mà họ còn là bậc thầy trong việc biến những điều đơn giản trở nên đặc biệt, những điều lạ thường trở nên quyến rũ, và đặc biệt họ luôn đón đầu xu hướng, định hình phong cách thời trang cho thế giới. Những mặt hàng của các hãng thời trang nổi tiếng này luôn là niềm khao khát của các tín đồ thời trang trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng để sở hữu chúng. H&M chính là một trong những thương hiệu thời trang bán lẻ hàng đầu thế giới. Vậy, H&M là gì?

H&M (viết tắt từ Hennes & Mauritz) là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với các mặt hàng thời trang giá rẻ. Đây là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Inditex của Tây Ban Nha. H&M và các nhãn hiệu trực thuộc hiện đang hoạt động tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng hơn 5,000 cửa hàng, tuyển dụng hơn 126,000 nhân viên trong năm 2019. Công ty xây dựng mạng lưới kinh doanh trực tuyến lớn mạnh với hệ thống các cửa hàng trực tuyến tại 33 quốc gia, COS ở 19 quốc gia, Monki và Weekday tại 18 quốc gia, & Other Stories ở 13 quốc gia, Cheap Monday ở 5 quốc gia.

H&M là gì?

H&M là gì?

Divided H&M là gì?

Divided H&M là gì? Divided H&M lại dành cho những cô gái trẻ trung, phóng khoáng và không ngại phá cách. Hầu hết sản phẩm thuộc dòng này thường có màu sáng hay được trang trí họa tiết lạ mắt.

H&M là thương hiệu của nước nào?

Từ xuất phát điểm là một cửa hàng bán lẻ dành cho nữ, H&M nhanh chóng phát triển và dành được chỗ đứng ở phân khúc vừa túi tiền chuyên về may mặc và phụ kiện. Vậy, H&M là thương hiệu của nước nào? H&M hay Hennes & Mauritz AB được thành lập vào năm 1947 tại Vasteras, Thụy Điển. 

Quan niệm bán hàng của H&M Việt Nam

Ở thời trang H&M, họ tập trung vào tính thời trang, chất lượng, giá cả và tính bền vững. Bởi tính bền vững có rất nhiều khía cạnh nhưng thương hiệu này muốn khách hàng của mình mặc đẹp và cảm thấy thoải mái với những gì họ đang mặc. Bởi vậy H&M cũng đã tự thay đổi để phù hợp hơn với thị trường Việt Nam. Với những ai chưa từng mua sắm ở H&M, Zara ở nước ngoài đều tò mò về giá cả, chất lượng, mẫu mã, thậm chí là trải nghiệm mua sắm. Thời trang H&M Việt Nam là một thương hiệu đến từ nước ngoài. Tất nhiên, khi một thương hiệu mới vào Việt Nam thì việc tò mò là điều dễ hiểu. 

Công ty H&M là ngành gì?

H&M là ngành gì? H&M hiện tại đang hoạt động trong lĩnh vực thời trang. Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu ước tính có giá trị 3 nghìn tỷ đô la, góp 2% GDP thế giới. Do đó khi dịch Covid-19 xảy ra vào năm 2020 và 2021, ngành hàng này bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Sau gần 2 năm gián đoạn, ngành công nghiệp thời trang toàn cầu đang dần được khôi phục trở lại. Các công ty đang dần thích ứng với các ưu tiêu mới của người tiêu dùng và kỹ thuật số đang hỗ trợ cho việc tạo ra mối quan hệ tăng trưởng. Hậu COVID-19 người tiêu dùng trong ngành thời trang có xu hướng hướng tới thời trang bền vững. H&M chính là một trong những cái tên nổi bần bật tại thị trường thời trang Việt Nam.

H&M là ngành gì?

H&M là ngành gì?

Các nhà cung cấp ở Việt Nam cung ứng cho H&M sản phẩm chủ đạo như phụ kiện thời trang, giày dép, áo khoác, đồ len, dệt kim,… Hiện, thương hiệu này đang làm việc với khoảng 30 nhà cung cấp với trên 40 nhà máy Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu sản xuất cho H&M từ năm 2011. H&M thành lập công ty tại Việt Nam và hoạt động như một chi nhánh với đội ngũ quản lý, nhân sự riêng khác hoàn toàn với các thương hiệu thời trang khác thường gia nhập thị trường bằng hình thức nhượng quyền. 

Việt Nam là thị trường thứ 68 trên toàn cầu và là thị trường thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á của H&M. Hiện nay, H&M đang ngày càng tiến sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á. Trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất tại Châu Á, có khoảng 252 cửa hàng phân bố trên toàn lãnh thổ. Bên cạnh đó, thương hiệu này còn dẫn đầu trong việc thúc đẩy và phát triển thời trang bền vững, thông qua việc thu thập và tái chế hàng may mặc đã qua sử dụng.

Triết lý kinh doanh của H&M tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thời trang, tạo nên cuộc cách mạng và xã hội hóa quan niệm thời trang độc bản xa xỉ. Điều này cho phép khách hàng là người phán xét xu hướng họ muốn và mức giá họ cần. Mô hình sản xuất thời trang số đông của H&M mang tính trung hạn và cập nhật thị hiếu đại chúng. Hiện tại, H&M là cầu nối trong việc đưa thời trang cao cấp trở nên dễ tiếp cận, giá phải chăng và dành cho đa số tầng lớp. 

Câu chuyện thương hiệu H&M

Thương hiệu được thành lập vào năm 1947 bởi Erling Persson với cửa hàng đầu tiên có tên gọi ban đầu của thương hiệu là “Hennes”. Sau này, Persson mua lại và được đổi tên thành Hennes & Mauritz, sau này tên công ty được rút ngắn nữa thành H&M. Sau này, H&M mở rộng các cửa hàng nhiều hơn trên lục địa Châu Âu và có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Những siêu mẫu nổi tiếng như Christy Turlington, Naomi Campbell và Linda Evangelista xuất hiện trên trang bìa của vô số tạp chí thời trang. Khi có sự bùng nổ Internet vào năm 1998, đây cũng là thương hiệu tiên phong trong cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến. 

Câu chuyện thương hiệu H&M còn ngày càng được nhiều người biết tới rộng rãi hơn nhờ những ý tưởng quảng cáo và kinh doanh của mình. Công ty đã xem đối thủ cạnh tranh như một đồng minh để cộng tác, khách hàng có thể sở hữu sản phẩm từ nhà thiết kế yêu thích. H&M tiếp tục chương trình bảo vệ môi trường và giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất. Thương hiệu cũng cho ra mắt quỹ H&M Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận giúp nhiều quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới. Năm 2015, H&M Foundation cũng đã phát động cuộc thi The Global Change Award tạo ra quần áo mà không làm tổn hại đến thiên nhiên trong quá trình sản xuất.

Câu chuyện thương hiệu H&M

Câu chuyện thương hiệu H&M

Bằng cách kéo dài vòng đời của sản phẩm, H&M đã hỗ trợ giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng tài nguyên, làm cho nhiều người có thể tiếp cận với lối sống bền vững và nâng cao giá trị cho khách hàng. H&M cung cấp và hỗ trợ cho khách hàng trong suốt vòng đời của sản phẩm từ thu gom sản phẩm cũ để tái chế, cho thuê hàng thời trang, sửa chữa làm mới sản phẩm, bán hàng mới.

Second Chance: Khách hàng có thể sửa chữa quần áo của họ tại các cửa hàng của H&M.

Second hand: Các đồ quần áo đã cũ, nếu khách hàng không còn muốn dùng có thể bán nó thông qua Sellpy.

Second life: Các sản phẩm sẽ được tái chế để tạo ra sợi và hàng may mặc mới. Nếu quần áo đã quá cũ sẽ được đưa đến điểm thu mua tại các cửa hàng của H&M.

Frist hand: Các thương hiệu của H&M cung cấp cho khách hàng những sản phẩm được thiết kế theo quy trình tuần hoàn và phát triển sản phẩm, có nguồn gốc bền vững và được làm từ nguyên liệu tại chế.

Các dòng sản phẩm của H&M đang kinh doanh

Các dòng sản phẩm của H&M hiện tại đang kinh doanh bao gồm: 

Premium Quality: Đây là dòng sản phẩm đặc biệt nhất của H&M. Đa phần được thiết kế dựa trên chất liệu cao cấp như da, nỉ, lông thú, cashmere hay pima cotton. 

Studio: Giá thành của chúng cũng sẽ cao hơn những sản phẩm khác của H&M. Đây là dòng sản phẩm cao cấp của H&M ra mắt vào mỗi mùa mốt. 

Divided Grey: Các thiết kế chủ yếu là quần jeans rách, áo khoác da hay áo thun in hình cá tính. Cũng thuộc phân khúc Divided nhưng dòng sản phẩm này hướng đến những cô gái mạnh mẽ và nam tính hơn. 

Divided: Thông qua việc diện trang phục họa tiết cùng các gam màu sáng, các dòng sản phẩm này sẽ dành riêng cho những cô gái yêu thích sự phóng khoáng, hiện đại.

Trên đây là toàn bộ thông tin H&M là gì, H&M là ngành gì, câu chuyện thương hiệu H&M, các dòng sản phẩm của H&M? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Vũ nữ là gì? Những thông tin về vũ phu, vũ thê, kỹ nữ

Thắc Mắc -