Tiền án tiền sự là gì? Tiền án, tiền sự có xóa được không?

Tiền án tiền sự là gì, quy định về tiền sự, cách tính tiền sự và việc tiền án, tiền sự có xóa được không? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết!

Nội Dung Chính

Tìm hiểu tiền án tiền sự là gì?

Trong các bản án hình sự, chúng ta luôn thấy luôn đề cập đến tiền án, tiền sự của các bị cáo. Pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định cụ thể về hai khái niệm này. Vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi trái pháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Hậu quả của vi phạm pháp luật là xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho việc nhận diện hiện tượng xã hội này, phân biệt chúng với các hiện tượng lệch chuẩn khác, từ đó có các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa, giảm thiểu hiện tượng này trong đời sống.

Vi phạm hình sự là gì?

Vi phạm hình sự là gì?

Vậy, tiền án tiền sự là gì? Tiền sự là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính. Nói cách khác, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Tiền án (hay còn gọi là án tích) được hiểu là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian luật định. 

Tuy nhiên, thực tế, hiện trong luật còn có quy định khác nhau về cách hiểu “chưa có tiền án” khác với người được “xóa án tích”, chưa có tiền sự khác với “chưa được xóa việc xử phạt hành chính”.

Bị phạt hành chính có phải là tiền sự?

Vi phạm hành chính là một trong những dạng vi phạm phổ biến bậc nhất trong các vi phạm pháp luật nói chung. Ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật hình sự khá mong manh nên cần tìm hiểu về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với các đối tượng vi phạm pháp luật khác. Bị phạt hành chính có phải là tiền sự? Tiền sự được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hành chính. Một người bị xử phạt hành chính và được coi là có tiền sự khi thỏa mãn các điều kiện sau thì bị coi là có tiền sự: 

– Đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa việc xử phạt hành chính, chưa được xóa kỷ luật.

– Hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính là hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ các trường hợp bị xử phạt hành chính và được coi là tiền sự như:

+ Người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.

+ Trộm cắp tài sản lần đầu có giá trị dưới 02 triệu đồng.

+ Hành vi đánh bạc lần đầu (tổng số tiền thu được dưới 5 triệu đồng). 

Quy định về tiền sự của pháp luật

Tiền sự là cách gọi chung nhằm xác nhận người vi phạm hành chính bị xử phạt nhưng chưa đủ thời hạn để coi là chưa bị xử lý lỗi vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Người xử phạt vi phạm sẽ áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Quy định về tiền sự

Quy định về tiền sự

Thời hạn được xem là chưa bị xử lý lỗi vi phạm hành chính được xác định như sau:

– Cá nhân bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trong thời gian 2 năm hoặc 1 năm mà không xảy ra trường hợp tái phạm thì được xem là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục có mặt tại xã, phường, thị trấn.

– Cá nhân bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại xã, phường, thị trấn, trong thời gian 2 năm hoặc 1 năm mà không xảy ra trường hợp tái phạm thì được xem là chưa bị áp dụng xử lý hành chính tại xã, phường, thị trấn.

– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính sau 06 tháng hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý: Trong Luật xử lý lỗi vi phạm hành chính 2012 có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc trừ trường hợp áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự. 

Cách tính tiền sự

Sau khi ra quyết định xử phạt nếu người vi phạm không chấp hành, trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt, bị cáo cố tình trốn tránh, cơ quan có thẩm quyền có quyền cưỡng chế thi hành đối với bị cáo. Nếu cơ quan có thẩm quyền không tiến hành cưỡng chế hoặc chưa làm hết trách nhiệm của mình thì sẽ bị xử lý tiền sự. Cách tính tiền sự sẽ dựa trên thời gian hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thời gian không tái phạm kể từ khi kết thúc thi hành án thì được xem là chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tiền án, tiền sự có xóa được không?

Bên cạnh đó, hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định 03 trường hợp được xóa án tích gồm:

– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

– Xóa án tích theo quyết định của tòa án.

– Đương nhiên được xóa án tích.

Vậy, tiền án, tiền sự có xóa được không? Theo các quy định trên, người có tiền án, tiền sự đều có thể được xóa tiền án, tiền sự. Ngoài việc xóa tiền sự theo quy định của pháp luật thì chúng ta có một số trường hợp xóa tiền án, tiền sự đặc biệt như sau: 

Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất 1/3 thời hạn quy định nếu người bị kết án được chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác đặc biệt quan tâm hay người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công trong quá trình hối lỗi. 

Thông thường, trường hợp này chỉ dành cho những tội liên quan tới chống loài người và tội phạm chiến tranh, phá hoại hòa bình, xâm phạm an ninh quốc gia. 

Trích lục tiền án, tiền sự là gì?

Trích lục tiền án, tiền sự là gì? Trích lục tiền sự, tiền án là tra cứu, thu thập thông tin về bị cáo, nhằm làm rõ các yếu tố về nhân thân, tiền án, tiền sự là căn cứ giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật.

Tiền án, tiền sự có xóa được không?

Tiền án, tiền sự có xóa được không?

Làm sao biết người có tiền án, tiền sự?

Làm sao biết người có tiền án, tiền sự? Để kiểm tra tiền án, tiền sự, chúng ta thực hiện theo các bước sau: 

Hiện nay có thể xin phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến bằng cách truy cập vào trang thông tin điện tử theo địa chỉ: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/. Điền đầy đủ các thông tin liên quan, chọn phần hồ sơ đính kèm, tiếp đó chọn dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Tại đây, chúng ta có 2 lựa chọn đó là nộp trực tiếp tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp hay thông qua đường bưu điện. 

Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì các giấy tờ phải là bản chứng thực. Khi hồ sơ hoàn thành kết quả sẽ được chuyển về địa chỉ đã điền.

Nếu nộp trực tiếp thì bỏ qua phần chuyển phát và chọn tiếp tục và làm theo hướng dẫn để nhận được giấy bản cứng. 

Hiện nay, bạn có thể tra cứu hồ sơ lý lịch tư pháp cá nhân hoặc đơn vị thông qua tin nhắn SMS, cụ thể như sau: Soạn tin nhắn với cú pháp: Mã số nhận hồ s. Nhấn gửi 8183.

Lệ phí gửi tin nhắn là 1.000 đồng/lần.

Lưu ý: Giấy xác nhận không tiền án, tiền sự là cách gọi thông thường của phiếu lý lịch tư pháp. Mẫu lý lịch tư pháp có 2 mẫu có sẵn theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Tùy theo nhu cầu của bạn mà lựa chọn sao cho phù hợp. 

Trên đây là toàn bộ thông tin tiền án tiền sự là gì, quy định về tiền sự, cách tính tiền sự và việc tiền án, tiền sự có xóa được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Bộ nhớ ngoài là gì? Thành phần, chức năng của bộ nhớ ngoài

Thắc Mắc -