Bệnh PTSD Là Gì? Tại Sao PTSD Lại Đáng Lo Ngại Trong Thời Đại Hiện Nay?
Bệnh PTSD là gì là điều mà nhiều người đang thắc mắc khi căn bệnh này đang phổ biến hiện nay và cũng đang có thiên hướng trẻ hoá. Nó tác động như thế nào đến sức khỏe và các tác nhân gây bệnh là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất cả những điều mà người xem thắc mắc.
PTSD Là Gì? PTSD Là Viết Tắt Của Từ Gì
Chắc mọi người vẫn chưa biết PTSD là gì? PTSD là viết tắt của từ gì? Là một căn bệnh hay là một kí hiệu nào đó. Thật ra PTSD là viết tắt của từ Post-Traumatic Stress Disorder hay còn gọi là sang chấn tâm lý hoặc sốc tâm lý, trước đây được gọi là sốc vỏ đạn (shell rock). Cái tên PTSD là gì mà lại khá phổ biến ở nhiều cựu chiến binh thời hậu chiến. PTSD là một tình trạng biểu hiện xảy ra khi một bệnh nhân đã trải qua hoặc chứng kiến những hồi ức đau thương hoặc nguy cơ đe dọa đến tính mạng cao.
PTSD là hậu quả mà một người phải chịu đựng những hồi ức đau thương, sợ hãi trong thời gian lâu dài ví dụ như bị xâm phạm tình dục, bạo hành về thể chất, một người thân yêu ra đi đột ngột, tai nạn, thiên tai hoặc chiến tranh. Mọi người xung quanh nạn nhân có thể có nguy cơ phát triển PTSD, cũng như những người thường xuyên chứng kiến đau thương như nhân viên cứu hộ và nhân viên y tế.
Đa số người đã trải qua một hồi ức đau khổ thường có những biển hiện như tức giận, sốc, stress, lo sợ hoặc thậm chí cũng có cảm giác tội lỗi. Những biểu hiện đặc trưng này kéo dài một thời gian và biến mất đối với những người bình thường. Nhưng với những người bị PTSD, những cảm xúc, ảo giác này vẫn hiện hữu và có thể biến chứng nặng hơn làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương thường có những biểu hiện triệu chứng trong một tháng và người bệnh không thể hoạt động và sinh hoạt như bình thường sau khi sự việc gây cảm xúc mạnh đó xảy ra.
Triệu Chứng Của Bệnh Rối Loạn Sang Chấn Tâm Lý Là Gì?
Triệu chứng của bệnh rối loạn sang chấn tâm lý là gì? Đây là câu hỏi mà các bác sĩ đã nghiên cứu và đưa ra triệu chứng thường biểu hiện trong 3 tháng kể từ khi sự việc xảy ra. Tuy nhiên, có những ngoại lệ, những triệu chứng thường không xuất hiện cho đến nhiều năm sau. Một số trường hợp vượt qua được bệnh trong sáu tháng, trong khi những người khác có thể trở bệnh nặng hơn trong thời gian lâu dài. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của người bệnh PTSD:
Triệu chứng liên quan đến việc hồi tưởng sự kiện
Những người bị PTSD thường nhớ về những sự việc không vui thông qua những suy nghĩ và ký ức về những sự việc đó. Điều này có thể là những hồi tưởng, ác mộng và ảo giác. Mọi người cũng có thể bị căng thẳng tột độ khi thấy các đối tượng hoặc tình huống nhất định có liên quan đến chấn thương, chẳng hạn như: Nhớ lại hồi ức, chứng kiến những cảnh quen thuộc.
Những triệu chứng liên quan đến việc lảng tránh nhớ về những sự việc đau buồn
Người bệnh có biểu hiện lảng tránh địa điểm, người và suy nghĩ khiến họ gợi nhớ về hồi ức khiến đổ bệnh. Điều này có thể dẫn đến việc bị cô lập và xa cách với gia đình và bạn bè, cũng như không còn hứng thú với những sở thích, thói quen mà họ đã từng làm trước đây.
Triệu chứng quá nhạy cảm và quá cảm xúc của bệnh nhân
Quá nhạy cảm: Bệnh nhân dễ gây chuyện xung đột, cãi vã thị phi với người xung quanh, dễ bộc lộ cảm xúc. Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc; cáu kỉnh, tức giận bộc phát; khó tập trung. Ngoài ra bệnh nhân còn có những triệu chứng phụ khác làm ảnh hưởng đến thể chất như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, căng cơ, thở gấp, và tiêu chảy,…
Các triệu chứng liên quan đến nhận thức và tâm trạng tiêu cực
Biểu hiện bao gồm đổ lỗi, cảm giác bị xa lánh và luôn oán hận những ký ức, kỉ niệm đau buồn. Ngoài ra, nếu trẻ em bị mắc PTSD sẽ chậm phát triển các kỹ năng cơ bản từ nhỏ như không biết chải chuốt và chăm sóc bản thân, các kỹ năng về ngôn ngữ và vận động cũng bị hạn chế.
Nguyên Nhân Gây Ra Hội Chứng PTSD Là Gì?
Bây giờ bạn đã biết PTSD là gì, thì chúng ta cần phải hiểu thêm về nguyên nhân gây ra hội chứng PTSD là gì? Trải nghiệm, nhìn thấy những việc gợi nhớ đến sự chết chóc, các mối đe dọa tử vong, hoặc lạm dụng tình dục có thể gây ra PTSD.
Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân tại sao một số người lại mắc bệnh PTSD. Cuối cùng họ rút ra được kết luận về vấn đề sức khỏe tinh thần của người bệnh PTSD có thể do:
- Bệnh nhân đã trải qua quá nhiều căng thẳng thông qua mật độ và mức độ nghiêm trọng của từng sự kiện trải qua trong đời.
- Sức khỏe tinh thần di truyền từ dòng họ như trầm cảm, nhân cách và chứng rối loạn lo âu.
- Cách hệ thần kinh điều chỉnh các chất và hormone cơ thể tiết ra để phản ứng với áp lực và căng thẳng.
PTSD Sẽ Được Chẩn Đoán Ra Sao?
Các triệu chứng nêu trên vẫn tồn tại ít nhất một tháng sau khi trải qua sự kiện sang chấn thì sẽ được chẩn đoán PTSD. Vậy PTSD sẽ được chẩn đoán ra sao?
Dựa vào các xét nghiệm, nếu không thể kết luận được bệnh, người bệnh sẽ được giới thiệu đến chuyên gia sức khỏe tinh thần hoặc bác sĩ khoa thần kinh khác để khám.
Các bác sĩ sàng lọc bệnh nhân có biểu hiện bệnh PTSD hoặc các rối loạn tâm thần khác bằng cách phỏng vấn và thôi miên,… và từ các triệu chứng đưa ra chẩn đoán về bệnh PTSD.
Bác sĩ kết luận mức độ nghiêm trọng mà các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và sẽ có những liệu pháp chữa trị phù hợp.
Đối Tượng Nào Dễ Bị Mắc Bệnh PTSD?
Mỗi người sẽ khác nhau về khả năng đối phó với căng thẳng, sợ hãi và đe dọa từ các tình huống đau thương. Do đó, không phải ai chứng kiến hay trải qua những cảm xúc đó đều phát bệnh PTSD. Vậy đối tượng nào dễ mắc bị mắc bệnh PTSD nhất?
Những lúc như vậy, sự giúp đỡ và hỗ trợ của gia đình, bạn bè và các chuyên gia tâm lý làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh PTSD, giúp người bệnh mau chóng quay lại trạng thái sinh hoạt vui vẻ bình thường và thêm yêu cuộc sống hơn.
Việc bệnh PTSD được thấy nhiều ở các cựu chiến binh sau thời hậu chiến tranh (hay còn gọi là PTSD chiến tranh). Những ngày này căn bệnh này đang dần trẻ hoá do những áp lực cuộc sống, tệ nạn và tỷ lệ mắc bệnh cao khiến các chuyên gia y tế đáng lo ngại. Nạn nhân của chấn thương liên quan đến xâm hại tình dục và lạm dụng thể chất có nguy cơ cao nhất bị PTSD. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh PTSD nếu trải qua những hồi ức đau buồn, tử vong, đe dọa và bạo lực.
Biện Pháp Chữa Trị PTSD Là Gì?
Sau khi đối mặt với những chuyện không vui, nhiều người lần đầu tiên gặp những dấu hiệu tương tự như PTSD, ví dụ như: Tôi không thể dừng nghĩ về những quá khứ. Sự lo sợ, nổi giận, và cảm giác có lỗi đều là biểu hiện phổ biến của bệnh rối loạn tâm lý. Nhưng hầu hết những người trải qua chấn thương không biểu hiện dấu hiệu rối loạn tâm lý lâu dài. Vậy những biện pháp chữa trị PTSD là gì?
Sự giúp đỡ vào đúng thời điểm có thể ngăn được biểu hiện của bệnh PTSD trở nặng và khó điều trị hơn. Đó là những biện pháp mềm mỏng như chia sẻ với gia đình, bạn bè, các mối quan hệ khác, những người lắng nghe và an ủi người bệnh. Ngoài ra có thể gặp chuyên gia tâm lý để có liệu pháp chữa trị phù hợp. Ngoài ra có thể dựa vào tín ngưỡng tâm linh để cảm thấy an lòng và thanh tịnh như đọc kinh, ngồi thiền,..
Qua bài viết trên chắc bạn đã hình dung được PTSD là gì rồi đúng không, hy vọng những thông tin về PTSD là gì, Sốc tâm lý là gì, Sang chấn tâm lý là gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như triệu chứng của bệnh này và ngăn ngừa nó tiến triển thành PTSD.
Xem thêm: Ờ Mây Zing Gút Chóp Nghĩa Là Gì? Câu Nói Gây Sốt Trong Cộng Đồng Gen Z
Thắc Mắc -