Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND HCM chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, NLĐ tại các cơ sở bảo trợ xã hội

Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND HCM chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, NLĐ tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Nghị quyết này quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 13/2018/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 19 tháng 7 năm 2018

 NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Thực hiện Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Xét Tờ trình số 76/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành nghị quyết Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế – Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư công trình, dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

b) Cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh hưởng lợi từ hoạt động đầu tư công trình, dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Hỗ trợ đối với dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng theo cơ chế đặc thù

1. Điều kiện hỗ trợ: Những loại công trình được áp dụng thực hiện theo cơ chế đặc thù phải đảm bảo các tiêu chí quy định tại Điều 2 Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ.

2. Đối tượng, mức hỗ trợ:

a) Đối tượng hỗ trợ:

Đối tượng 1: Xã đặc biệt khó khăn, biên giới, an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn, các thôn đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối tượng 2: Các xã, thôn còn lại (ngoài đối tượng 1).

b) Mức hỗ trợ: Chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

3. Nguyên tắc hỗ trợ:

a) Ưu tiên hỗ trợ cho các thôn, xã làm tốt công tác tuyên truyền, nhân dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện hiến đất và đóng góp công sức xây dựng các công trình kinh tế – xã hội trên địa bàn theo chủ trương “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”.

b) Việc hỗ trợ vốn xây dựng các công trình thực hiện theo kế hoạch hàng năm được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với từng danh mục cụ thể của từng xã.

c) Mức hỗ trợ cho mỗi loại công trình được tính bằng giá trị vật liệu hoặc bằng tiền theo suất đầu tư cho từng hạng mục công trình trên cơ sở dự toán công trình được phê duyệt; các công trình phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, nm trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch giao vốn hàng năm.

4. Nguồn vốn hỗ trợ: Thực hiện theo khả năng ngân sách Nhà nước phân bố hàng năm, trong đó tập trung vào các nguồn:

a) Ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm cho các chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Vốn từ các Chương trình mục tiêu có liên quan đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.

c) Ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã hỗ trợ trực tiếp cho các chương trình mục tiêu quốc gia.

d) Vốn ngân sách tỉnh phân cấp cho các huyện, thành phố để hỗ trợ đầu tư.

e) Vốn vay ưu đãi cho Chương trình kiên cố hóa kênh mương và phát triển đường giao thông nông thôn.

g) Vốn huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.

Điều 3. Hỗ trợ đối với dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các xã để đầu tư xây dựng một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum (ngoài các dự án quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này).

1. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ cho các loại công trình xây dựng nông thôn mới được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mức hỗ trợ: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 90% giá trị dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, cho các xã để thực hiện; phần kinh phí còn lại, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã huy động từ các nguồn hợp pháp khác ngoài ngân sách để tham gia thực hiện.

3. Nguyên tắc hỗ trợ: Ưu tiên hỗ trợ cho các xã có trên 15 tiêu chí và các xã đạt dưới 5 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Nguồn vốn hỗ trợ: Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (gồm: Ngân sách Trung ương; ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã). Phần còn lại được huy động từ các nguồn vốn khác (doanh nghiệp, tín dụng, tự nguyện đóng góp của nhân dân,…).

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020 và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Đối với các dự án đang triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán của dự án thì áp dụng việc hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.

3. Đối với các dự án đang triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 và Nghị Quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán thì tiếp tục áp dụng việc hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 và Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh đến khi hoàn thành dự án.

4. Khi những văn bản được viện dẫn trong Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định tương ứng trong các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khoá XI Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 7 năm 2018./.

 


Nơi nhận:

– Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
– Ban công tác đại biểu của Quốc hội;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ pháp chế);
– Thường trực Tỉnh ủy;
– Thường trực HĐND tỉnh;
– Đoàn Đại biểu Quốc hội t
ỉnh;
– Ủy ban MTTQVN tỉnh;
– Các Ban HĐND tỉnh;
– Các đại biểu HĐND tỉnh;
– Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
– Thường trực HĐND – UBND các huyện, thành phố;
– Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
– Văn phòng HĐND tỉnh;
– Văn phòng UBND tỉnh;
– Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh;
– Cổng thông tin điện tử tỉnh;
– Báo Kon Tum; Đài PTTH tỉnh;
– Công báo tỉnh;
– Lưu: VT, CTHĐ.

CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Hùng

 

PHỤ LỤC

MỨC HỖ TRỢ CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG VÀ LOẠI CÔNG TRÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của HĐND tỉnh)

TT

Loại công trình

Đối tượng

Mức hỗ trợ

1

Bê tông hóa giao thông nông thôn

Đối tượng 1

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống cống để xây dựng hệ thống thoát nước ngang) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ống cống) bằng xe ô tô đến địa điểm xây dựng công trình (một nơi mà ô tô đến được); 100% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi, chi phí thuê máy (máy san gạt mặt bằng, máy đầm, máy trộn bê tông…); 70% chi phí nhân công và 05 triệu đồng/km để chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý thực hiện công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí mua các vật tư còn lại (ván khuôn, bạt lót, đinh, nước, điện….) và công lao động để thực hiện.

Đối tượng 2

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống cống để xây dựng hệ thống thoát nước ngang – nếu có) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, san gạt, ống cống) đến địa điểm xây dựng công trình; 70% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi, chi phí thuê máy (trộn bê tông, san gạt mặt bằng) và 05 triệu đồng/km để chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý thực hiện công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng; đóng góp kinh phí và công lao động để thực hiện.

2

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng

Đối tượng 1

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống máng sắt dẫn nước đoạn mà qua vùng trũng không xây mương được) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ống máng sắt) bằng xe ô tô đến địa điểm xây dựng công trình (một nơi mà ô tô đến được); 100% chi phí mua hoặc khai thác cát, đá, sỏi, chi phí thuê máy (máy đào, máy đầm, máy trộn bê tông…); 70% chi phí nhân công và 05 triệu đồng/km để chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý thực hiện công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí mua các vật tư còn lại (ván khuôn, bạt lót, đinh, nước, điện….) và công lao động để thực hiện.

2

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng

Đối tượng 2

Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí về xi măng, sắt (trong đó bao gồm cả ống máng sắt dẫn nước đoạn mà qua vùng trũng không xây mương được) và chi phí vận chuyển vật tư (xi măng, sắt, ống máng sắt) bằng xe ô tô đến địa điểm xây dựng công trình (một nơi mà ô tô đến được); 70% chi phí mua hoặc khai thác cát đá, sỏi, chi phí thuê máy (máy đào, máy đầm, máy trộn bê tông…) và 05 triệu đồng/km để chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý thực hiện công trình. Người dân tự nguyện hiến đất tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí mua các vật tư còn lại (ván khuôn, bạt lót, đinh, nước, điện….) và công lao động.

3

Nhà văn hóa thôn

 

3.1

Đối với nhà rông

Các xã trên địa bàn tỉnh

– Đối với xây dựng mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động và kinh phí để xây dựng.

– Đối với sửa chữa, nâng cấp: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện đóng góp công lao động và kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

3.2

Đối với nhà xây

Các xã trên địa bàn tỉnh

– Đối với xây dựng mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công lao động và kinh phí để xây dựng.

– Đối với sửa chữa, nâng cấp: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà. Người dân tự nguyện đóng góp công lao động và kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

4

Lớp học mầm non (theo Thông tư 02/2014/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Các xã trên địa bàn tỉnh

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 90% theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm và 05 triệu đồng/công trình để chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý thực hiện công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí để xây dựng.

5

Khu thể thao

 

5.1

Khu thể thao xã (theo Thông tư 12/2010/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch)

Các xã trên địa bàn tỉnh

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí san gạt mặt bằng, trụ gôn (bóng đá), hàng rào trên cơ sở dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm nhưng không quá 70 triệu đồng. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng.

5.2

Khu thể thao thôn (theo Thông tư 06/2011/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch)

Các xã trên địa bàn tỉnh

Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí san gạt mặt bằng, trụ gôn (bóng đá), trụ căng lưới (bóng chuyền), hàng rào trên cơ sở dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm nhưng không quá 30 triệu đồngNgười dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí, ngày công thực hiện.

6

Lớp học tiểu học (theo Thông tư 02/2014/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Các xã trên địa bàn tỉnh

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 90% theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm và 05 triệu đồng/công trình để chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý thực hiện công trình. Người dân tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí để xây dựng.

7

Giếng nước (giếng đào)

Đối tượng 1

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 70% theo giá trị dự toán công trình (không tính phần máy bơm, sân giếng) được UBND xã phê duyệt tại thời điểm. Người dân tự tham gia đóng góp kinh phí phần kinh phí còn lại để xây dựng.

 

 

Đối tượng 2

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% theo giá trị dự toán công trình được UBND xã phê duyệt tại thời điểm. Người dân tự tham gia đóng góp phần kinh phí còn lại để xây dựng.

Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND HCM chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, NLĐ tại các cơ sở bảo trợ xã hội được cập nhật đầy đủ hi vọng bạn sẽ có được những tài liệu tham khảo hữu ích nhất qua bài viết này!

Chính Sách - Tags: