Tải nhanh thông tư 01/2016/TT-BGTVT Chương trình an ninh hàng không
Hôm nay elead.com.vn sẽ chia sẻ đến các bạn thông tư 01/2016/TT-BGTVT Chương trình an ninh hàng không đầy đủ và chính xác nhất. An ninh hàng không luôn là điều được nhiều người chú ý và săn đón. Nếu các bạn muốn bổ sung cho mình những hiểu biết cơ bản thì hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-Số: 01/2016/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2016
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG AN NINH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không;
Căn cứ Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không;
Căn cứ Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an ninh hàng không;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về an ninh hàng không dân dụng, bao gồm: biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng; công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không; kiểm soát chất lượng an ninh hàng không; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam hoặc hoạt động hàng không dân dụng trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng tàu bay công vụ nhằm mục đích dân dụng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.
Điểm kiểm tra an ninh hàng không là các vị trí kiểm tra an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực công cộng và khu vực hạn chế.
Đồ vật phục vụ trên tàu bay là vật phẩm để hành khách, tổ bay sử dụng, bán trên tàu bay, trừ suất ăn; các vật phẩm phục vụ cho khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
Đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ là đồ vật bị bỏ tại cảng hàng không, sân bay mà không có căn cứ xác định được chủ của đồ vật đó.
Giám sát an ninh hàng không là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp con người, động vật, thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là sự xác nhận của Cục Hàng không Việt Nam cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Hàng hóa là tài sản được chuyên chở bằng tàu bay trừ bưu gửi, hành lý, đồ vật phục vụ trên tàu bay và suất ăn.
Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển là hàng hóa, bưu gửi được vận chuyển tiếp nối trên hai chuyến bay khác nhau trở lên hoặc bằng hai loại hình vận chuyển khác nhau trở lên, trong đó có loại hình vận chuyển bằng đường hàng không.
Hành lý là tài sản của hành khách hoặc tổ bay được chuyên chở bằng tàu bay.
Hành lý xách tay là hành lý được hành khách, thành viên tổ bay mang theo người lên tàu bay và do hành khách, thành viên tổ bay bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách, thành viên tổ bay được chuyên chở trong khoang hàng của tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Hành lý không có người nhận là hành lý đến một cảng hàng không, sân bay mà không được hành khách, tổ bay lấy hoặc nhận.
Hành lý thất lạc là hành lý của hành khách, tổ bay bị tách rời khỏi hành khách, tổ bay trong quá trình vận chuyển.
Hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, tạm dừng nội địa là hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên lại cùng một chuyến bay tại một cảng hàng không mà hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã đến trước đó.
Hành khách, hành lý nối chuyến là hành khách, hành lý tham gia trực tiếp vào hai chuyến bay khác nhau trở lên trong một hành trình.
Hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không bao gồm thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không:
a) Thanh tra an ninh hàng không là hoạt động thanh tra chuyên ngành hàng không được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;
b) Kiểm tra chất lượng an ninh hàng không là việc kiểm tra sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các quy định trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
c) Thử nghiệm an ninh hàng không là việc sát hạch hiệu quả của một biện pháp bảo đảm an ninh cụ thể bằng cách công khai hoặc bí mật tiến hành một hành vi vi phạm giả định về an ninh hàng không;
d) Khảo sát an ninh hàng không là việc thu thập các thông tin, số liệu để định lượng các nhu cầu an ninh và xác định các trọng điểm cần tập trung bảo vệ;
đ) Điều tra an ninh hàng không là việc tiến hành làm rõ hành vi can thiệp bất hợp pháp, hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm an ninh hàng không;
e) Đánh giá an ninh hàng không là việc thẩm định sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các tiêu chuẩn, quy định về an ninh hàng không do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không nước ngoài, hãng hàng không tiến hành.
Khu vực cách ly là khu vực được xác định từ điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách đến cửa tàu bay.
Khu vực lưu giữ hành lý là nơi lưu giữ hành lý ký gửi chờ chuyển lên tàu bay, lưu giữ hành lý thất lạc hoặc hành lý không có người nhận.
Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay là khu vực phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; bao gồm sân đỗ tàu bay, công trình, nhà xưởng, bãi đỗ phương tiện và hệ thống đường giao thông nội bộ.
Kiểm soát an ninh nội bộ là biện pháp an ninh phòng ngừa nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện để đối tượng khủng bố, tội phạm có thể lợi dụng, móc nối, lôi kéo nhân viên hàng không tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, phạm tội và các hành vi vi phạm khác.
Kiểm tra an ninh hàng không tàu bay là việc kiểm tra bên trong và bên ngoài tàu bay theo danh mục nhằm phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
Kiểm tra trực quan là việc nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp sử dụng tay, mắt và các giác quan khác để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết và phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
Kiểm tra lý lịch là việc thẩm tra, xác minh nhân thân của một người để đánh giá sự thích hợp với vai trò nhân viên hàng không; cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.
Nhân viên an ninh trên không là người được chính phủ quốc gia khai thác tàu bay hoặc chính phủ quốc gia đăng ký tàu bay ủy quyền, bố trí làm nhiệm vụ trên tàu bay với mục đích bảo vệ tàu bay và hành khách chống lại hành vi can thiệp bất hợp pháp.
Niêm phong an ninh là sự xác nhận hàng hóa, đồ vật, phương tiện đã qua kiểm tra an ninh hàng không hoặc tình trạng nguyên vẹn của đồ vật, phương tiện được niêm phong.
Sân đỗ tàu bay là khu vực được xác định trong khu bay dành cho tàu bay đỗ để đón, trả hành khách, hành lý, bưu gửi, hàng hóa, tiếp nhiên liệu hoặc bảo dưỡng.
Suất ăn là đồ ăn, đồ uống, các dụng cụ sử dụng cho bữa ăn trên tàu bay.
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không là hành vi vi phạm an ninh hàng không nhưng chưa đến mức là hành vi can thiệp bất hợp pháp.
Tàu bay đang bay là tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Tàu bay đang khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đang đỗ tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay để chuẩn bị thực hiện hoạt động bay và có sự giám sát an ninh hàng không liên tục bằng biện pháp thích hợp nhằm phát hiện việc tiếp cận, xâm nhập tàu bay trái phép.
Tàu bay không khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đỗ tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay trên 12 giờ hoặc không có sự giám sát an ninh hàng không liên tục.
Tia X là một dạng của sóng điện từ, có bước sóng trong khoảng từ 0,01 na-nô-mét đến 10 na-nô-mét tương ứng với dãy tần số từ 30 pe-ta-héc đến 30 e-xa-héc và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV.
Túi nhựa an ninh là túi nhựa chuyên biệt để đựng chất lỏng, các chất đặc sánh, dung dịch xịt mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế. Túi trong suốt có quy cách theo Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này, bên trong có chứng từ để ở vị trí đọc được một cách dễ dàng mà không cần mở túi có ghi các nội dung:
a) Ngày bán hàng (ngày/tháng/năm);
b) Mã quốc tế nơi bán (quốc gia, cảng hàng không, hãng hàng không);
c) Số chuyến bay; tên hành khách (nếu có);
d) Số lượng và danh sách hàng trong túi.
Vị trí đỗ biệt lập là khu vực trong sân bay dành cho tàu bay đỗ trong trường hợp bị can thiệp bất hợp pháp nhằm cách ly với các tàu bay khác và các công trình của cảng hàng không, sân bay kể cả các công trình, thiết bị ngầm dưới mặt đất để triển khai phương án khẩn nguy.
Vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
a) Vũ khí quân dụng gồm: súng cầm tay hạng nhỏ (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự); vũ khí hạng nhẹ (súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét, súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai) và các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự; các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi và hoả cụ; vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
b) Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao;
c) Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
d) Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đinh ba, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, côn.
ICAO là tên viết tắt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Điều 4. Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không
Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay do doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không; Quy chế an ninh hàng không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay do hãng hàng không, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp chủ quản cơ sở xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận theo quy định.
Nội dung Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và hãng hàng không Việt Nam phải được xây dựng theo đề cương quy định tại các Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Thủ tục phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay
Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
Trường hợp nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế và ra quyết định phê duyệt nếu Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này hoặc có văn bản yêu cầu người khai thác cảng hàng không, sân bay bổ sung, sửa đổi nếu Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu người khai thác cảng hàng không, sân bay bổ sung.
Điều 6. Thủ tục phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam
Hãng hàng không gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
Điều 7. Thủ tục chấp thuận Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài
Hãng hàng không gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Anh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không;
c) Bảng đánh giá nội dung khác biệt của Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm khắc phục các khác biệt.
Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, chấp thuận Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không như quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 5 của Thông tư này.
Điều 8. Thủ tục phê duyệt Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp.
Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không
Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không được sửa đổi, bổ sung khi không còn phù hợp với quy định hiện hành hoặc không đáp ứng yêu cầu trong quá trình triển khai, thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
Thủ tục phê duyệt, chấp thuận Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này.
Điều 10. Kiểm soát tài liệu an ninh hàng không
Việc xác định độ mật của tài liệu an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Tài liệu an ninh hàng không là tài liệu hạn chế, bao gồm:
a) Các Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
b) Khuyến cáo, thông báo, kết luận thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát, các đánh giá nguy cơ về an ninh hàng không và hồ sơ các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không;
c) Các quy chế phối hợp, văn bản hiệp đồng về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị ngành hàng không với các cơ quan đơn vị liên quan;
d) Tài liệu về an ninh hàng không của ICAO hoặc do nước ngoài cung cấp được ICAO và phía nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế;
đ) Các văn bản, tài liệu về an ninh hàng không khác mà Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định là tài liệu hạn chế.
Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hạn chế đúng mục đích.
Tài liệu an ninh hàng không hạn chế chỉ cung cấp cho nơi nhận có ghi trong tài liệu. Việc cung cấp tài liệu cho đầu mối ngoài danh mục nơi nhận tài liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị ban hành tài liệu và ký nhận. Đối với các tài liệu an ninh hàng không được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải có dòng chữ “tài liệu hạn chế” tại tất cả các trang của tài liệu.
Chương II
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT AN NINH PHÒNG NGỪAMục 1. HỆ THỐNG THẺ, GIẤY PHÉP KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG VÀO VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI KHU VỰC HẠN CHẾ
Điều 11. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không bao gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay;
b) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế riêng của doanh nghiệp;
c) Thẻ nhận dạng tổ bay của hãng hàng không loại có giá trị sử dụng dài hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế có liên quan đến nhiệm vụ của tổ bay.
Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải được bảo mật, chống làm giả. Cục Hàng không Việt Nam quy định, thống nhất cách thức, biện pháp bảo mật đối với từng loại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
Điều 12. Thẩm quyền cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
Cục Hàng không Việt Nam
a) Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn tại một cảng hàng không, sân bay cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp Trung ương và các cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn tại nhiều cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý của các Cảng vụ hàng không khác nhau cho tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này.
Cảng vụ hàng không
a) Cấp thẻ, giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn tại một hoặc nhiều cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp địa phương và các doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cấp thẻ, giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn tại một cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý cho tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam ủy quyền cấp thẻ, giấy phép dài hạn, ngắn hạn tại một cảng hàng không trong phạm vi quản lý cho cán bộ, nhân viên, phương tiện của mình và người, phương tiện mà người khai thác cảng hàng không, sân bay thuê làm nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị, công trình của mình.
Hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài cấp thẻ nhận dạng tổ bay có giá trị sử dụng dài hạn cho tổ bay để thực hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
Doanh nghiệp chủ quản khu vực hạn chế cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn tại các khu vực hạn chế sử dụng riêng cho doanh nghiệp.
Điều 13. Thời hạn, hiệu lực và mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
Cục Hàng không Việt Nam ban hành mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay.
Hãng hàng không Việt Nam ban hành mẫu thẻ nhận dạng tổ bay, doanh nghiệp chủ quản khu vực hạn chế ban hành mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ; các mẫu này không được giống với mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay và phải được thông báo cho Cảng vụ hàng không nơi hãng hàng không khai thác để giám sát.
Hãng hàng không nước ngoài phải thông báo mẫu thẻ nhận dạng tổ bay cho Cảng vụ hàng không nơi hãng hàng không khai thác để giám sát.
Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn cấp cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan, tổ chức nước ngoài, các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ ngày cấp; thẻ, giấy phép cấp cho các tổ chức khác có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 01 năm kể từ ngày cấp;
Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ, bao gồm thẻ được sử dụng 01 lần trong vòng 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm thẻ được cấp có hiệu lực và thẻ được sử dụng nhiều lần trong thời hạn tối đa không quá 10 ngày kể từ thời điểm thẻ được cấp có hiệu lực.
Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng ngắn hạn sẽ có thời hạn hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ nhưng tối đa không quá 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm giấy phép được cấp có hiệu lực.
Thẻ nhận dạng tổ bay của hãng hàng không Việt Nam; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ ngày cấp; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực như quy định tại các khoản 5 và 6 của Điều này.
Đối tượng được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay phải chịu chi phí cấp thẻ, giấy phép theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Nội dung của thẻ kiểm soát an ninh hàng không
Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ; ký hiệu cảng hàng không, sân bay được phép vào và hoạt động;
b) Thời hạn hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên của người được cấp thẻ;
d) Chức danh của người được cấp thẻ;
đ) Tên cơ quan, đơn vị của người được cấp thẻ;
e) Ảnh của người được cấp thẻ;
g) Khu vực hạn chế được phép vào và hoạt động;
h) Quy định về sử dụng thẻ.
Thẻ kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ; ký hiệu của doanh nghiệp;
b) Thông tin theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, c, g và h khoản 1 Điều này và số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn hoặc số thẻ kiểm soát an ninh nội bộ của người được cấp thẻ.
Thẻ kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, g và h khoản 1 Điều này.Từng khu vực hạn chế trên thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, thẻ kiểm soát an ninh nội bộ được phân định tương ứng bằng chữ cái, con số, màu sắc hoặc được mã hóa.
Thẻ nhận dạng tổ bay có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ;
b) Thời hạn hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên của người được cấp thẻ;
d) Chức danh của người được cấp thẻ;
đ) Tên, biểu tượng hãng hàng không;
e) Ảnh của người được cấp thẻ.
Điều 15. Nội dung của giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn; giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số giấy phép;
b) Thời hạn hiệu lực của giấy phép;
c) Loại phương tiện;
d) Biển kiểm soát phương tiện;
đ) Khu vực hạn chế được phép vào và hoạt động;
e) Cổng ra; cổng vào;
g) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản phương tiện.
Giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này.
Từng khu vực hạn chế trên giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ được phân định tương ứng bằng chữ cái, con số hoặc màu sắc.
Điều 16. Đối tượng, điều kiện, phạm vi cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
Đối tượng được xem xét cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Cán bộ, nhân viêncó hợp đồng không xác định thời hạncủa các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
b) Nhân viên của doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch; doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không và doanh nghiệp thực hiện khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình tại cảng hàng không, sân bay;
c) Cán bộ, nhân viên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp Trung ương và địa phương;
d) Người của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Người điều khiển phương tiện quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
Cục Hàng không Việt Nam quy định số lượng thẻ cấp cho người của các cơ quan đại diện ngoại giao, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phù hợp với yêu cầu kiểm soát an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay.
Điều kiện để đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Không có án tích theo quy định của pháp luật;
b) Được cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ làm việc thường xuyên tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay, trừ đối tượng điều khiển phương tiện quy định tại điểm c khoản 6 Điều này;
c) Chỉ những người của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phục vụ chuyên cơ và được giao nhiệm vụ chuyên trách thường xuyên phục vụ chuyến bay, đoàn khách chuyên cơ mới được cấp vào khu vực chuyên cơ.
Đối tượng được xem xét cấp thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn bao gồm:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không đủ điều kiện cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn;
b) Người có công việc đột xuất tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay.
Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc người của cơ quan chủ quản khu vực hạn chế giám sát; đối với khu vực cách ly và sân bay phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không đi hộ tống để hướng dẫn, giám sát.
Phương tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay phục vụ chuyến bay chuyên cơ, khu vực đường cất hạ cánh của sân bay;
b) Phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay nhưng không được Cảng vụ hàng không cấp biển kiểm soát an ninh;
c) Phương tiện thuộc quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước và chuyên phục vụ các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đối với phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay, biển kiểm soát an ninh do Cảng vụ hàng không cấp đồng thời là giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này.
Điều kiện bổ sung để phương tiện quy định tại điểm a khoản 6 Điều này được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn:
a) Được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng các yêu cầu của phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Phương tiện được xem xét cấp giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn gồm:
a) Phương tiện sử dụng để đưa đón khách quốc tế từ cấp Bộ trưởng trở lên;
b) Phương tiện quy định tại điểm b khoản 6 Điều này có nhiệm vụ phục vụ chuyến bay chuyên cơ;
c) Phương tiện có nhiệm vụ đột xuất để: phục vụ các đối tượng đặc biệt; thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phục vụ hoạt động của cảng hàng không, sân bay tại khu vực hạn chế.
Phương tiện quy định tại khoản 9 của Điều này sau khi được cấp giấy phép vào hoạt động trong khu vực hạn chế phải có phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên có giấy phép khai thác phương tiện mặt đất hướng dẫn.
Phạm vi cấp thẻ, giấy phép cụ thể như sau:
a) Người làm việc tại mỗi cảng hàng không, sân bay chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào đúng cảng hàng không, sân bay nơi mình làm việc;
b) Người làm nhiệm vụ tại nhiều cảng hàng không được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào các cảng hàng không, sân bay;
c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào cảng hàng không quốc tế;
d) Thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn, giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn chỉ có giá trị sử dụng tại một cảng hàng không, sân bay.
Trong trường hợp áp dụng biện pháp an ninh tăng cường, khẩn nguy sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay quyết định hạn chế người, phương tiện đã được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh vào các khu vực hạn chế và phải gửi ngay quyết định cho Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không có liên quan.
Điều 17. Kiểm tra án tích đối với đối tượng được cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người xin cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng dài hạn chịu trách nhiệm kiểm tra án tích của người xin cấp thẻ tại cơ quan tư pháp trước khi làm thủ tục xin cấp thẻ.
Việc kiểm tra án tích của người được cấp thẻ phải được thực hiện khi cấp thẻ lần đầu, cấp lại do hết thời hạn sử dụng.
Điều 18. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không mất giá trị sử dụng và cấp lại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không mất giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Thẻ, giấy phép bị hỏng; nội dung trên thẻ, giấy phép bị mờ;
b) Thẻ, giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa;
c) Thẻ, giấy phép bị mất;
d) Người được cấp thẻ không còn đáp ứng về đối tượng, điều kiện quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
đ) Phương tiện được cấp giấy phép không còn đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 6 và 8 Điều 16 của Thông tư này;
e) Thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng;
g) Vì lý do đảm bảo an ninh;
h) Trường hợp chuyển công tác mà không trả lại thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp.
Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh được xem xét cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Khi ban hành mẫu thẻ, giấy phép mới;
b) Còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Hết thời hạn sử dụng; bị mất; bị thu giữ do vi phạm hoặc bị kỷ luật; do thay đổi vị trí công tác.
Điều 19. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cục Hàng không Việt Nam
Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với các doanh nghiệp phải có bản sao chứng thực của tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, trừ trường hợp là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
c) Tờ khai cá nhân của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ);
d) 01 ảnh màu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc chụp trực tiếp tại cơ quan cấp thẻ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
Điều 20. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cục Hàng không Việt Nam
Cơ quan đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp lại do ban hành mẫu thẻ mới, thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất;
d) Trường hợp cấp lại do bị thu giữ thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này kèm theo văn bản kết quả xử lý vi phạm, kỷ luật và bản kiểm điểm cá nhân có nhận xét đánh giá của cơ quan xử lý vi phạm, kỷ luật;
đ) Trường hợp cấp lại do thay đổi vị trí công tác khác cơ quan, đơn vị, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này; trường hợp thay đổi vị trí công tác trong cùng cơ quan, đơn vị, hồ sơ gồm công văn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục V và danh sách trích ngang theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ cho người đề nghị trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
Điều 21. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không
Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không; hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
Điều 22. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không
Cơ quan đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ cho người đề nghị trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
Điều 23. Thủ tục cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn của Cảng vụ hàng không
Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến Cảng vụ hàng không và xuất trình một trong các giấy tờ còn hiệu lực (chứng minh nhân dân, chứng minh thư ngoại giao, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân, thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn), hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn không quá 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không thẩm định hồ sơ, cấp thẻ; trường hợp không cấp thẻ, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
Bổ sung
Điều 24. Thủ tục cấp mới thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của người khai thác cảng hàng không, sân bay
Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách cán bộ, nhân viên đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai cá nhân của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ);
c) 01 ảnh màu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách những người được cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
Điều 25. Thủ tục cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của người khai thác cảng hàng không, sân bay
Hồ sơ cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp lại do ban hành mẫu thẻ mới, thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất thẻ;
d) Trường hợp cấp lại do bị thu giữ thẻ do vi phạm hoặc bị kỷ luật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này kèm theo văn bản kết quả xử lý vi phạm, kỷ luật và bản kiểm điểm cá nhân có nhận xét đánh giá của cơ quan xử lý vi phạm, kỷ luật;
đ) Trường hợp cấp lại do thay đổi vị trí công tác, hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Thông tư này.
Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách những người được cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
Điều 26. Thủ tục cấp mới giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay
Cơ quan đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện quy định tại khoản 6 Điều 16 nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Thủ tục cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn tại một cảng hàng không, sân bay thuộc người khai thác cảng hàng không, sân bay cho phương tiện của mình theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ, trường hợp đáp ứng thì cấp giấy phép; trường hợp không đáp ứng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách phương tiện được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
Điều 27. Thủ tục cấp lại giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn của Cảng vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay
Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Cấp lại do ban hành mẫu giấy phép mới, giấy phép hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Thông tư này;
b) Cấp lại do giấy phép còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 của Thông tư này; cơ quan đề nghị cấp thẻ phải nộp lại giấy phép bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Cấp lại do bị mất giấy phép, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1Điều 24của Thông tư này; cơ quan đề nghị cấp thẻ phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất giấy phép.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép đánh giá và thẩm định hồ sơ; trường hợp đáp ứng thì cấp giấy phép; trường hợp không đáp ứng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách phương tiện được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
Điều 28. Thủ tục cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn
Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến cho cơ quan cấp giấy phép và xuất trình Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn tối đa 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
Điều 29. Thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn cho lực lượng công an và hải quan cửa khẩu tại các cảng hàng không, sân bay quốc tế
Cơ quan công an, hải quan cửa khẩu tại các cảng hàng không, sân bay quốc tế chịu trách nhiệm về hồ sơ, lý lịch, nhân thân, nhiệm vụ của người được cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay quốc tế, bao gồm các thông tin về họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc, khu vực hoạt động của người đề nghị cấp thẻ;
c) Hai ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét (ảnh chụp mặc trang phục của ngành trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ) hoặc ảnh chụp trực tiếp tại cơ quan cấp thẻ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không thẩm định hồ sơ và cấp thẻ. Trường hợp không cấp có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp.
Điều 30. Quản lý, lưu trữ hồ sơ thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
Hồ sơ cấp thẻ, giấy phép phải được lưu trữ, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Tại nơi cấp thẻ, giấy phép phải niêm yết quy định về hồ sơ và quy trình cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, thông báo trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến thủ tục cấp thẻ, giấy phép.
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý và quy trình, biểu mẫu có liên quan trong việc tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Điều 31. Thẩm định và giải trình trong việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
Cơ quan cấp thẻ, giấy phép chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ và các nội dung sau đây để cấp thẻ, giấy phép:
a) Đối tượng cấp thẻ, giấy phép;
b) Điều kiện cấp thẻ, giấy phép;
c) Phạm vi cấp thẻ, giấy phép;
d) Thời hạn cấp thẻ, giấy phép;
đ) Cảng hàng không, khu vực hạn chế được cấp trong thẻ, giấy phép.
Cơ quan, đơn vị và cá nhân người đề nghị cấp thẻ, giấy phép có trách nhiệm giải trình và cung cấp các tài liệu chứng minh cho cơ quan cấp thẻ, giấy phép để làm rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong quá trình thẩm định hồ sơ.
Cơ quan cấp thẻ, giấy phép có quyền từ chối nếu đơn vị và cá nhân người đề nghị cấp thẻ, giấy phép từ chối giải trình và cung cấp tài liệu chứng minh hoặc vi phạm các quy định về việc quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép hoặc phát hiện hành vi khai, xác nhận không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ, giấy phép.
Việc cấp thẻ, giấy phép phải tuân thủ nguyên tắc làm việc tại cảng hàng không và khu vực hạn chế thì được cấp vào đúng cảng hàng không và khu vực hạn chế được phép hoạt động; đối tượng làm nhiệm vụ đến thời điểm nào thì cấp đến thời điểm đó.
Điều 32. Đối tượng, điều kiện, thủ tục cấp và quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay
Doanh nghiệp cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay phải quy định đối tượng, điều kiện được cấp thẻ, giấy phép; mẫu thẻ, giấy phép; hồ sơ, thủ tục cấp thẻ, giấy phép; trách nhiệm, thẩm quyền quản lý, cấp, thu hồi thẻ, giấy phép trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay không được gây nhầm lẫn với mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay.
Điều 33. Quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không chỉ được phép sử dụng khi làm nhiệm vụ được giao, không được phép sử dụng cho mục đích cá nhân khác, sử dụng sai quy định hoặc có hành vi vi phạm sẽ bị tạm giữ, thu hồi.
Người được cấp thẻ, người sử dụng phương tiện được cấp giấy phép phải bảo quản, giữ gìn thẻ, giấy phép; không cho người khác sử dụng dưới bất cứ hình thức nào; không được tẩy xoá, làm sai lệch nội dung trên thẻ, giấy phép; trường hợp người, phương tiện được cấp thẻ, giấy phép không còn nhiệm vụ tại khu vực hạn chế, phải trả lại thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp; trường hợp bị rách, mờ không rõ các nội dung trên thẻ, giấy phép phải xin cấp lại. Trường hợp bị mất phải báo ngay cho đơn vị cấp thẻ, giấy phép và cơ quan chủ quản của mình.
Người sử dụng thẻ, người sử dụng phương tiện được cấp giấy phép vi phạm quy định về an ninh, an toàn hàng không, gây rối trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay; vi phạm quy định về sử dụng thẻ, giấy phép, không còn đáp ứng điều kiện cấp thẻ, giấy phép sẽ bị tạm giữ, thu hồi.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được cấp thẻ, giấy phép chịu trách nhiệm:
a) Quy định việc quản lý và sử dụng thẻ, giấy phép của các cá nhân, phương tiện của đơn vị mình khi được cấp để bảo đảm sử dụng đúng mục đích; không được sử dụng thẻ cho mục đích cá nhân;
b) Thu hồi và bàn giao cho đơn vị cấp: thẻ, giấy phép mất giá trị sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này, ngoại trừ thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng; thẻ, giấy phép bị thu hồi theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này các trường hợp mất thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp thẻ, giấy phép;
c) Tiêu hủy thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng.
Cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không để ra, vào khu vực hạn chế, không phải đeo thẻ trong quá trình làm việc theo quy định.
Cơ quan cấp thẻ, giấy phép phải thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này các trường hợp mất thẻ, giấy phép do đơn vị mình cấp cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ khu vực hạn chế ghi trên thẻ, giấy phép bị mất và Cục Hàng không Việt Nam để kịp thời ngăn chặn việc sử dụng thẻ, giấy phép đã mất.
Mục 2. KIỂM SOÁT AN NINH KHU VỰC HẠN CHẾ VÀ KHU VỰC CÔNG CỘNG
Điều 34. Thiết lập khu vực hạn chế
Căn cứ thực tế cơ sở hạ tầng và hoạt động hàng không dân dụng, các khu vực hạn chế sau đây phải được thiết lập:
a) Khu vực hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay (khu vực cách ly);
b) Khu vực sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay (sân bay);
c) Khu vực phục vụ hành lý ký gửi sau khi đã được kiểm tra an ninh hàng không để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại hành lý);
d) Khu vực dành cho hành khách quá cảnh, nối chuyến chờ để chuyển tiếp chuyến bay (khu vực quá cảnh);
đ) Khu vực phục vụ hàng hóa, bưu gửi sau khi đã kiểm tra soi chiếu để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi);
e) Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên;
g) Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến;
h) Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay;
i) Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn;
k) Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay;
l) Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm chỉ huy điều hành bay; khu vực đài kiểm soát không lưu; khu vực trạm ra đa, thông tin VHF;
m) Trạm cấp điện, nước của cảng hàng không, sân bay;
n) Khu vực từ quầy làm thủ tục, băng chuyền hành lý vào bên trong khu vực soi chiếu hành lý ký gửi;
o) Khu vực làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay.
Căn cứ khoản 1 Điều này, người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định các khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc nhà ga, sân bay và khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác riêng của người khai thác cảng hàng không, sân bay khi xây dựng Chương trình an ninh hàng không.
Căn cứ khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác đối với khu vực nằm ngoài nhà ga, sân bay khi xây dựng Quy chế an ninh hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi thiết lập khu vực hạn chế đối với các khu vực không thuộc cảng hàng không, sân bay.
Trong trường hợp phải tăng cường đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, xét thấy cần thiết tạm thời thiết lập khu vực hạn chế mới, người khai thác cảng hàng không, sân bay thiết lập và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, các cơ quan, đơn vị hoạt động thường xuyên tại khu vực đó. Việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Có thời hạn;
b) Có hàng rào cứng hoặc mềm làm ranh giới; có biển, tín hiệu cảnh báo phù hợp;
c) Có điểm kiểm tra an ninh hàng không và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra, giám sát trong thời gian thiết lập;
d) Có biện pháp bảo đảm an ninh hàng không phù hợp;
đ) Nếu thời hạn thiết lập tạm thời khu vực hạn chế trên 24 giờ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
Thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế.
Điều 35. Quy định về việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế
Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
Thẻ phải đeo ở vị trí phía trước ngực bảo đảm quan sát được mặt trước của thẻ trong suốt thời gian hoạt động trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp cán bộ, nhân viên thuộc các đơn vị công an, hải quan cửa khẩu tại cảng hàng không, sân bay khi đang làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; giấy phép phải để ở phía trước buồng lái hoặc tại vị trí dễ nhận biết của phương tiện.
Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ sự hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
Người, phương tiện sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn khi hoạt động trong khu vực hạn chế phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế đó đi cùng hộ tống và hướng dẫn.
Phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế phải chạy đúng luồng, tuyến, đúng tốc độ, dừng, đỗ đúng vị trí quy định; chịu sự kiểm tra, giám sát và tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ tại khu vực đó.
Việc tổ chức quay phim, chụp ảnh trong khu vực hạn chế không thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản.
Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản của người và phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn có trách nhiệm phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế để kiểm soát hoạt động của người và phương tiện mà không cần thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, kiểm soát an ninh nội bộ.
Trong khu vực hạn chế, hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi phải được bảo đảm nguyên vẹn:
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi và hàng hóa, bưu gửi thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Cảng vụ hàng không giám sát việc thực hiện quy định này của các đơn vị;
b) Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các doanh nghiệp phục vụ hàng hóa, phục vụ mặt đất chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn trong dây chuyền phục vụ hành lý, hàng hóa;
c) Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì ban hành quy định cụ thể danh mục người, phương tiện được phép ra, vào cho từng cổng, cửa, lối đi cụ thể; quy định danh mục đồ vật nhân viên không được mang theo người vào làm việc tại các khu vực hạn chế;
đ) Các hãng hàng không thông tin, tuyên truyền cho hành khách biết các quy định về vận chuyển đồ vật có giá trị cao trong hành lý ký gửi; các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện và đền bù trong trường hợp bị mất mát, thất lạc hành lý trong quá trình vận chuyển;
e) Các biện pháp cụ thể về công tác phòng, chống trộm cắp tài sản được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không và Quy chế an ninh hàng không của các doanh nghiệp.
Điều 36. Quy định về việc mang vật phẩm nguy hiểm vào khu vực hạn chế
Việc mang, quản lý, sử dụng vật phẩm nguy hiểm trong khu vực hạn chế phải được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan trên cơ sở Danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm hoặc hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
Đơn vị sử dụng vật phẩm nguy hiểm là công cụ phục vụ cho công việc của các cơ quan, đơn vị trong khu vực hạn chế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 34 của Thông tư này phải đăng ký với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng không khu vực đó.
Đơn vị chủ quản tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn đối với vật phẩm nguy hiểm quy định tại khoản 2 của Điều này.
Điều 37. Điểm kiểm tra an ninh hàng không tại cổng, cửa, lối đi giữa khu vực công cộng và khu vực hạn chế
Tại các cổng, cửa, lối đi từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế phải thiết lập các điểm kiểm tra an ninh hàng không.
Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có các tài liệu sau đây:
a) Quy trình kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế;
b) Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép vào khu vực;
c) Danh sách những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép; bị thu hồi nhưng không nộp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
d) Danh bạ các số điện thoại liên quan và các biểu mẫu, biên bản, phiếu đăng ký vật phẩm nguy hiểm, thiết bị điện tử, thiết bị đặc chủng, đồ vật có giá trị cao, phương tiện vào khu vực hạn chế;
đ) Sổ giao ca, ghi chép tình hình và kết quả kiểm tra, giám sát an ninh.
Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có biển báo, chỉ dẫn thích hợp, bố trí nhân viên, thiết bị an ninh thích hợp để bảo đảm việc kiểm tra an ninh hàng không được duy trì liên tục. Cổng, cửa, hàng rào di động tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải luôn trong trạng thái đóng (khóa) và chỉ được mở khi người, phương tiện đã được kiểm tra, đủ điều kiện ra, vào.
Phải có ca-me-ra giám sát an ninh, bố trí máy soi tia X, cổng từ và thiết bị phát hiện kim loại cầm tay để kiểm tra, soi chiếu người, đồ vật, hành lý từ khu vực công cộng vào các khu vực hạn chế được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 34 của Thông tư này và Trung tâm chỉ huy điều hành bay (trừ các cổng, cửa, lối đi được thiết lập tạm thời).
Điều 38. Giám sát an ninh, tuần tra, canh gác tại khu vực hạn chế
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức giám sát liên tục đối với hành khách, người, phương tiện hoạt động trong các khu vực hạn chế bằng các biện pháp thích hợp nhằm phát hiện những biểu hiện nghi ngờ, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm; kiểm tra, xử lý hành lý, đồ vật không xác nhận được chủ và thực hiện các biện pháp an ninh hàng không khác.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức tuần tra, canh gác để kịp thời ngăn chặn người, phương tiện, gia súc xâm nhập vào các khu vực hạn chế hoặc vi phạm các quy định bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
Tại cảng hàng không, sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân sự, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quân đội đóng tại cảng hàng không, sân bay thực hiện tuần tra, canh gác, bảo vệ khu vực giáp ranh giữa khu vực sử dụng cho hoạt động hàng không dân dụng và khu vực sử dụng cho hoạt động quân sự.
Việc tổ chức giám sát, tuần tra, canh gác được mô tả chi tiết trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
Điều 39. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.
Người, phương tiện, đồ vật đưa vào khu vực hạn chế ngoại trừ khu vực hạn chế quy định tại các điểm n và o của khoản 1 Điều 34 phải được kiểm tra an ninh hàng không các nội dung sau:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người và đồ vật mang theo;
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vật phẩm nguy hiểm.
Người, phương tiện, đồ vật đưa vào và hoạt động tại khu vực hạn chế quy định tại các điểm n và o của khoản 1 Điều 34 phải được giám sát an ninh hàng không bằng các biện pháp thích hợp.
Người, phương tiện, đồ vật đưa ra ngoài khu vực hạn chế được lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra khi có biểu hiện nghi ngờ như: trộm cắp tài sản, buôn lậu và gian lận thương mại hoặc trong các trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng không hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người và đồ vật mang theo;
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vật phẩm nguy hiểm.
Quy trình kiểm tra người như sau:
a) Kiểm tra thẻ kiểm soát an ninh hàng không, quan sát đối chiếu thực tế;
b) Kiểm tra người bằng cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay ở những nơi có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay. Khi cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay báo động thì phải tiếp tục kiểm tra trực quan. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên tối thiểu 5% trong trường hợp cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay không có báo động. Kiểm tra trực quan tại những điểm không có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay;
c) Thứ tự, động tác kiểm tra thẻ, kiểm tra trực quan, sử dụng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; quy trình kiểm tra bằng cổng từ được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
Quy trình kiểm tra đồ vật như sau:
a) Đưa đồ vật qua máy soi tia X ở những nơi có máy soi tia X. Khi qua máy soi tia X có nghi ngờ thì tiếp tục tiến hành kiểm tra trực quan.
b) Kiểm tra trực quan đồ vật tại những điểm không có máy soi tia X;
c) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan, kiểm tra bằng máy soi tia X được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
Quy trình kiểm tra phương tiện như sau:
a) Yêu cầu người điều khiển phương tiện và những người đi cùng rời khỏi phương tiện;
b) Kiểm tra giấy phép của phương tiện;
c) Quan sát, kiểm tra bên ngoài phương tiện;
d) Dùng gương soi kiểm tra gầm, bề mặt phía trên của phương tiện;
đ) Kiểm tra trực quan bên trong buồng lái của phương tiện;
e) Kiểm tra khoang chở người, hàng của phương tiện (trừ các trường hợp khoang chở hàng được niêm phong theo quy định);
g) Kiểm tra các niêm phong của phương tiện, hàng hóa chuyên chở trên phương tiện;
h) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan và sử dụng gương soi gầm, bề mặt phía trên của phương tiện được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
Quy định về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế:
a) Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải lưu giữ tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI của Thông tư này;
b) Người mang các vật phẩm nguy hiểm, thiết bị đặc chủng, đồ vật có giá trị cao vào khu vực hạn chế phải đăng ký tại tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI của Thông tư này; vào cửa nào phải ra cửa đó;
c) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thu tờ khai, đối chiếu với các đồ vật mang vào, ra và ghi nhận sự thay đổi về số lượng nếu có sử dụng trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp nhân viên kiểm soát an ninh hàng không mang theo công cụ hỗ trợ được trang bị trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không;
d) Sổ sách, tài liệu về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế phải được quản lý và lưu giữ theo quy định về văn thư, lưu trữ.
Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với từng khu vực hạn chế cụ thể phải được mô tả chi tiết trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của đơn vị.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 40. Biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan công an, giao thông phân luồng, tuyến và lắp đặt các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại các trục đường giao thông công cộng, bãi đỗ xe, khu vực đón tiễn dành cho hành khách và các khu vực công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.
Người, phương tiện đi lại và hoạt động tại các khu vực công cộng phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, các quy định của cảng hàng không, sân bay, chấp hành theo sự hướng dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn văn minh, lịch sự.
Điều 41. Kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chủ trì, phối hợp với cơ quan công an thiết lập các chốt kiểm soát, bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, thiết bị phù hợp để tuần tra, giám sát, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; duy trì trật tự tại các khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không liên quan, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm.
Việc bố trí lực lượng tuần tra, giám sát, thiết bị chuyên dụng, trình tự kiểm tra, giám sát an ninh phải bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời đồ vật, hành lý, hàng hóa, phương tiện không xác nhận được chủ, hành vi gây rối, vi phạm pháp luật tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay và phải được mô tả cụ thể trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không.
Trong trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng không hoặc do nhà ga, khu vực công cộng cảng hàng không không đáp ứng được yêu cầu khai thác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thiết lập các chốt kiểm soát an ninh hàng không ở khu vực công cộng để hạn chế, điều tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại nhà ga, khu vực công cộng cảng hàng không, sân bay và thông báo cho Cảng vụ hàng không để giám sát.
Đồ vật, hành lý, tài sản của hành khách đi tàu bay hoặc người đưa tiễn gửi ở khu vực trông giữ tại khu vực công cộng của nhà ga hành khách phải được kiểm tra an ninh hàng không trước khi tiếp nhận bằng các biện pháp thích hợp.
Điều 42. Bảo đảm an ninh khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Cảng vụ hàng không chủ trì cùng với người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương liên quan thực hiện công tác tuyên truyền các quy định về an ninh, an toàn hàng không cho người dân cư trú trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
Cảng vụ hàng không cùng với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương liên quan trong việc bảo đảm thực hiện các quy định về an ninh hàng không; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương tổ chức đánh giá các vị trí có nguy cơ tấn công tàu bay bằng tên lửa phòng không vác vai.
Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với công an các cấp khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay đối với tàu bay, việc sử dụng tên lửa phòng không vác vai và các loại vũ khí khác để tấn công tàu bay trong giai đoạn cất, hạ cánh.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với công an cấp phường, xã khu vực liên quan tuần tra khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế bên ngoài cảng hàng không, sân bay khi có yêu cầu nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Mục 3. KIỂM TRA, GIÁM SÁT AN NINH TRƯỚC CHUYẾN BAY VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG THƯƠNG MẠI
Điều 43. Niêm phong an ninh
Thùng đựng hàng hóa, bưu gửi, kiện hàng hóa rời, hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, tủ, túi đựng suất ăn, thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay, trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 56 của Thông tư này, sau khi được kiểm tra an ninh hàng không phải được niêm phong an ninh; phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải niêm phong an ninh các cửa nạp, cửa xả; tàu bay không khai thác phải niêm phong an ninh các cửa của tàu bay.
Niêm phong an ninh phải bảo đảm không thể bóc, gỡ sau khi niêm phong hoặc nếu bóc, gỡ sẽ bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại niêm phong phải phù hợp với vật được niêm phong.
Mẫu niêm phong an ninh, chế độ quản lý, thống kê, cấp, phát, sử dụng niêm phong an ninh phải được quy định cụ thể trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không có liên quan. Yêu cầu về niêm phong an ninh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 44. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
Hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi hành khách có vé, thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này và đã được kiểm tra an ninh hàng không; hành lý ký gửi của từng hành khách phải làm thủ tục chấp nhận riêng, không làm chung cho nhiều người. Trước khi cho hành khách lên tàu bay, nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với giấy tờ về nhân thân và thẻ lên tàu bay để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ và chuyến bay.
Hành khách có hành lý ký gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không để làm thủ tục. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với vé và giấy tờ về nhân thân, phỏng vấn hành khách về hành lý; nếu có nghi vấn phải thông báo cho người phụ trách an ninh tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
Hành khách được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục trong các trường hợp sau:
a) Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Các trường hợp khẩn cấp do Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định và chịu trách nhiệm.
Hành khách không có hành lý ký gửi được tự làm thủ tục cho mình qua hệ thống làm thủ tục trực tuyến, quầy tự làm thủ tục được hãng hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan cho phép mà không cần có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không.
Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không 100%; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.
Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có buồng để tiến hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân của hành khách với vé, thẻ lên tàu bay bằng giấy hoặc trên thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính…) và hành khách;
b) Hướng dẫn hành khách thực hiện các yêu cầu cởi bỏ vật dụng cá nhân, đặt hành lý, đồ vật lên băng chuyền máy soi tia X;
c) Kiểm tra hành khách bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, kiểm tra trực quan, lục soát hành khách;
d) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;
đ) Tiếp nhận hành lý, đồ vật cần kiểm tra theo yêu cầu của nhân viên quan sát màn hình máy soi tia X và chuyển cho nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra trực quan, lục soát;
e) Kiểm tra trực quan, lục soát hành lý xách tay, đồ vật;
g) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không; luân chuyển vị trí làm việc của các nhân viên trong ca; xử lý các vướng mắc, vi phạm khi nhân viên báo cáo; không trực tiếp thực hiện các công việc của các nhân viên nêu tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này.
Hành khách phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý xách tay như sau:
a) Hành khách cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ;
b) Hành khách đi qua cổng từ, nếu cổng từ báo động thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;
c) Hành khách đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X; khi hành lý có nghi vấn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải tiến hành kiểm tra trực quan hoặc lục soát an ninh hàng không theo quy định.
Hành khách, hành lý xách tay đã hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho đến khi lên tàu bay.
Việc kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách tàn tật, thương binh, bệnh nhân sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi phù hợp.
Việc kiểm tra trực quan hành khách, hành lý xách tay được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc tại buồng lục soát. Việc kiểm tra trực quan hành khách tại điểm kiểm tra an ninh hàng không do người cùng giới tính thực hiện, trong trường hợp cần thiết, nhân viên nữ có thể kiểm tra hành khách nam. Việc kiểm tra trực quan tại buồng lục soát phải do người cùng giới tính thực hiện, có người thứ ba cùng giới chứng kiến và phải lập biên bản kiểm tra trực quan.
Trường hợp phát hiện vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay lên tàu bay theo quy định thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Thông tư này.
Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên bổ sung tối thiểu 10% sau kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu.
Điều 45. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa
Trường hợp hành khách quá cảnh, tạm dừng nội địa ở lại trên tàu bay, tàu bay đó phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi xuất phát, không cho phép hành khách xuống khỏi tàu bay.
Hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay phải mang theo đồ vật cá nhân, hành lý xách tay, không được để lại trên tàu bay.
Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm kiểm tra để bảo đảm đồ vật cá nhân, hành lý xách tay của hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay, không để lại trên tàu bay.
Hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa và hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu như hành khách xuất phát trước khi lên lại tàu bay, trừ trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách được dán thẻ hành khách tạm dừng, nối chuyến, quá cảnh;
b) Từ lúc xuống khỏi tàu bay, hành khách đi theo luồng riêng không lẫn với bất kỳ luồng hành khách nào khác và được giám sát an ninh liên tục.
Điều 46. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay
Người khai thác tàu bay phải cung cấp danh sách tổ bay cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trước khi tổ bay làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không. Tổ bay phải mặc trang phục theo quy định, tự đóng gói hành lý và chỉ được phép mang hành lý theo quy định của pháp luật liên quan.
Thành viên tổ bay phải xuất trình thẻ nhận dạng tổ bay tại điểm kiểm tra an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra, đối chiếu danh sách tổ bay của chuyến bay do người khai thác tàu bay cung cấp với thẻ nhận dạng tổ bay.
Việc soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh đối với thành viên tổ bay và hành lý của họ được thực hiện như đối với hành khách, hành lý xách tay của hành khách xuất phát.
Hãng hàng không quy định chi tiết việc kiểm soát hành lý, đồ vật của tổ bay khi lên tàu bay trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
Điều 47. Kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi
Nhân viên làm thủ tục vận chuyển phải yêu cầu từng hành khách xác định đúng hành lý ký gửi của mình mới được phép làm thủ tục vận chuyển, không làm thủ tục nhóm (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 44 của Thông tư này); trường hợp thấy có dấu hiệu nghi vấn phải thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để tăng cường kiểm tra.
Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;
b) Kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
c) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hành lý ký gửi được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
Kiểm tra trực quan đối với hành lý ký gửi của hành khách được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hành lý đó hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển, trừ trường hợp khẩn nguy.
Hành lý ký gửi quá cảnh, nối chuyến, đi chuyến bay tạm dừng nội địa đã đưa xuống khỏi tàu bay, trước khi đưa lên tàu bay phải qua kiểm tra an ninh hàng không như hành lý ký gửi xuất phát, trừ các trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hành lý không rời khỏi sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không liên tục từ khi đưa xuống khỏi tàu bay cho đến khi được đưa lại lên tàu bay;
b) Hành lý có dán thẻ quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa.
Điều 48. Giám sát an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi
Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến, quá cảnh sau khi làm thủ tục chấp nhận vận chuyển và kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho đến khi đưa lên tàu bay, không được để những người không có trách nhiệm tiếp cận.
Khu vực băng chuyền hành lý ký gửi, khu vực phân loại hành lý ký gửi phải được kiểm soát và giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp, người không có trách nhiệm không được phép tiếp cận những khu vực này.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý ký gửi từ nhà ga ra tàu bay và ngược lại chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc mất mát tài sản trong hành lý ký gửi và ngăn chặn việc đưa hành lý ký gửi không được phép vận chuyển lên băng chuyền, xe chở hành lý.
Hành lý ký gửi bị rách, vỡ, bung khóa không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được tái kiểm tra an ninh hàng không. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không phải được lập biên bản. Quy trình quản lý, giám sát, xử lý cụ thể đối với hành lý không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được quy định trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
Điều 49. Vận chuyển đồng bộ hành khách và hành lý
Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.
Hãng hàng không hoặc người khai thác tàu bay phải bảo đảm:
a) Mỗi kiện hành lý ký gửi phải có thẻ hành lý ghi rõ số chuyến bay, ngày, tháng, năm và mã số của kiện hành lý đó;
b) Trước chuyến bay, lập bảng kê hành lý ký gửi và thực hiện đối chiếu hành lý ký gửi với danh sách hành khách của chuyến bay;
c) Ký bảng kê danh mục hành lý ký gửi đã chất xếp lên tàu bay.
Trong trường hợp hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay nhưng không có mặt để thực hiện chuyến bay, hãng hàng không có trách nhiệm đảm bảo tất cả hành lý của hành khách đó phải được đưa xuống tàu bay trước khi cho tàu bay khởi hành.
Trừ túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý ký gửi vận chuyển không cùng với hành khách trên chuyến bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam phải áp dụng ít nhất một trong các biện pháp kiểm tra an ninh hàng không bổ sung sau đây và phải được lập thành biên bản:
a) Soi chiếu bằng máy soi tia X đối với đồ vật ở các tư thế khác nhau;
b) Kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
Điều 50. Lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách chịu trách nhiệm bố trí khu vực để lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận cho đến khi hành lý này được chuyển đi, chuyển tới chủ sở hữu. Khu vực lưu giữ hành lý phải được bảo vệ, người không có trách nhiệm không được vào khu vực này.
Hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý có trách nhiệm lưu giữ và lập hồ sơ theo dõi hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chuyến bay, đường bay và các biện pháp giải quyết. Hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu và niêm phong an ninh trước khi đưa vào khu vực lưu giữ, trước khi được đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu.
Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được lục soát an ninh hàng không.
Điều 51. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự
Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn soi chiếu tia X, kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
Việc kiểm tra túi ngoại giao, túi lãnh sự được nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện như sau:
a) Kiểm tra niêm phong, những dấu hiệu nhận biết bên ngoài của túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật về ngoại giao và lãnh sự;
b) Kiểm tra hộ chiếu, giấy ủy quyền mang túi ngoại giao, túi lãnh sự, văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự xác nhận số kiện của túi ngoại giao, túi lãnh sự.
Trong trường hợp có cơ sở xác thực để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự có chứa vật phẩm nguy hiểm không được phép vận chuyển trên tàu bay theo quy định thì túi ngoại giao, túi lãnh sự đó bị từ chối chuyên chở.
Khi từ chối chuyên chở phải tiến hành lập biên bản nêu rõ lý do, có sự xác nhận của giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự và Cảng vụ hàng không liên quan, biên bản phải được gửi cho cơ quan đại diện ngoại giao.
Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự hay đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và đồ vật mang theo khi vào khu vực hạn chế để gửi hay đi cùng túi ngoại giao, túi lãnh sự phải được kiểm tra an ninh hàng không theo quy định tại các Điều 39 và 44 của Thông tư này.
Túi ngoại giao, túi lãnh sự được soi chiếu tia X trong trường hợp hãng hàng không trực tiếp vận chuyển có yêu cầu bằng văn bản gửi người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay. Việc soi chiếu tia X phải được ghi nhận bằng biên bản có sự xác nhận của hãng hàng không, giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không liên quan; biên bản phải được gửi cho cơ quan đại diện ngoại giao.
Điều 52. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ
Việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện, tuân thủ theo quy định tại các Điều 44, 46, 47 và 48 của Thông tư này, trừ trường hợp các quy định của pháp luật có quy định khác.
Cục Hàng không Việt Nam thống nhất với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ – Bộ Công an và các cơ quan liên quan ban hành quy chế kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ.
Việc miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển trên tàu bay tại cảng hàng không, sân bay
Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra giấy tờ (tờ khai người gửi hàng, hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng gửi của chuyến bay quốc tế), ghi tài liệu về từng lô hàng được kiểm tra;
b) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó; kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ;
c) Niêm phong an ninh, kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
d) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
Hàng hóa, bưu gửi xuất phát phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu 100%, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này và các trường hợp miễn soi chiếu được quy định tại Điều 55 của Thông tư này. Trường hợp có nghi vấn phải tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác. Việc kiểm tra trực quan được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hàng hóa, bưu gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
Hàng hóa, bưu gửi xuất phát sau khi đã được kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này phải được giám sát an ninh liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa lên tàu bay. Khi phát hiện hàng hóa, bưu gửi không còn nguyên vẹn hoặc thùng đựng thiếu niêm phong an ninh trước khi chất xếp lên tàu bay, nhân viên phục vụ hàng hóa, bưu gửi có trách nhiệm thông báo kịp thời cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp tái kiểm tra an ninh hàng không thích hợp nhằm phát hiện, ngăn ngừa vật phẩm nguy hiểm theo quy định.
Hàng hóa, bưu gửi xuất phát đã được kiểm tra an ninh hàng không mà phải vận chuyển qua các khu vực công cộng để ra tàu bay, phương tiện vận chuyển phải có người hộ tống hoặc có biện pháp giám sát thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.
Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển phải được soi chiếu, giám sát an ninh hàng không như hàng hóa, bưu gửi xuất phát, trừ trường hợp có xác nhận bằng văn bản hoặc niêm phong xác nhận việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực hiện tại điểm xuất phát.
Hàng hóa, bưu gửi trên tàu bay vận chuyển hành khách không phải kiểm tra an ninh hàng không trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không thích hợp liên tục;
b) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển được vận chuyển từ sân đỗ tàu bay vào khu vực lưu giữ hàng hóa qua khu vực công cộng và ngược lại được niêm phong an ninh và có biện pháp giám sát an ninh thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.
Biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi phải được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
Hồ sơ khai thác hàng hóa, bưu gửi, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các biên bản phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Điều 54. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không
Chỉ những cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi có lưu lượng hàng hóa, bưu gửi lớn vận chuyển bằng đường hàng không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người để bảo đảm an ninh hàng không, có Quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt mới được thiết lập điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không.
Cục Hàng không Việt Nam chỉ định lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không trên cơ sở bảo đảm an ninh hàng không và lợi ích của các bên liên quan.
Doanh nghiệp chủ quản cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, bảo vệ cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi theo Quy chế an ninh hàng không được phê duyệt; thực hiện các biện pháp kiểm soát, giám sát an ninh hàng không thích hợp đối với hàng hóa, bưu gửi sau khi tiếp nhận, lưu giữ, vận chuyển hàng hóa, bưu gửi sau kiểm tra an ninh hàng không đến cảng hàng không, sân bay.
Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy định cụ thể các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi trong toàn bộ chuỗi cung ứng vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp với bản chất của từng loại hàng hóa, bưu gửi. Các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không phải thực hiện các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành nhằm loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái phép.
Điều 55. Kiểm tra an ninh hàng không đối với vật phẩm đặc biệt
Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với thi thể người vận chuyển bằng tàu bay được đặt trong hòm kẽm gắn kín. Quá trình đóng gói và niêm phong hòm kẽm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền giám sát. Hòm kẽm phải còn nguyên niêm phong và có văn bản xác nhận của cơ quan y tế giám sát kèm theo giấy chứng tử.
Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với các sản phẩm làm từ máu, bộ phận nội tạng dùng cho việc cấy ghép, vắc-xin, các loại dược phẩm phải duy trì đóng gói kín. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với những hàng hóa nguy hiểm mà việc soi chiếu hoặc kiểm tra trực quan sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không như các vật liệu cho nghiên cứu hạt nhân, vật liệu phóng xạ. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận tình trạng đóng gói an toàn, văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hài cốt, tro cốt, việc kiểm tra an ninh hàng không được thực hiện như đối với hàng hóa, hành lý thông thường, trừ trường hợp có đề nghị miễn soi chiếu tia X của cá nhân, cơ quan nhà nước có liên quan, cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và phải được người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay chấp nhận.
Đối với động vật sống, vật phẩm dễ bị hỏng trong trường hợp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm tra bằng soi chiếu tia X thì phải kiểm tra trực quan hoặc biện pháp khác thích hợp.
Vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, dán nhãn đúng quy định và khai báo trước khi chấp nhận để vận chuyển. Hãng hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, xác định sự tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không trước khi chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm. Khi kiểm tra an ninh hàng không phát hiện hàng nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải thông báo cho hãng vận chuyển xem xét quyết định.
Việc mang theo trang thiết bị y tế là vật phẩm nguy hiểm theo người lên tàu bay để chăm sóc bệnh nhân và đối tượng cảnh vệ phải được đề nghị bằng văn bản, được sự đồng ý của đại diện hãng hàng không và người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
Tất cả các vật phẩm đặc biệt nêu tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 7 của Điều này phải được kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
Điều 56. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với suất ăn
Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn hàng không (sau đây gọi chung là doanh nghiệp suất ăn) có trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với suất ăn theo Quy chế an ninh của doanh nghiệp đã được phê duyệt.
Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại các khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phù hợp. Phương tiện vận chuyển suất ăn từ nơi cung ứng qua khu vực công cộng ra tàu bay phải có nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp áp tải hoặc triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp.
Các mẫu suất ăn phải được lưu giữ ít nhất 24 giờ kể từ khi đưa lên phục vụ trên tàu bay.
Tủ hoặc túi đựng suất ăn phục vụ trên tàu bay sau khi được kiểm tra an ninh hàng không phải được niêm phong an ninh. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chỉ cho phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, tổ bay chỉ được tiếp nhận lên tàu bay nếu tủ, túi đựng suất ăn còn nguyên niêm phong an ninh hàng không của doanh nghiệp suất ăn.
Trường hợp tủ, túi đựng suất ăn không có hoặc niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn thì phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X hoặc kiểm tra trực quan trước khi đưa vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không để đưa lên tàu bay và phải được giám sát an ninh hàng không liên tục.
Điều 57. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay
Đồ vật phục vụ trên tàu bay phải có thùng hoặc túi đựng, được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X. Thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X và được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa lên tàu bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Khu vực kho chứa các đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phù hợp.
Người khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số lượng, chủng loại đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay khi đưa lên, đưa xuống tàu bay và ghi nhận bằng văn bản; xuất trình cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi vào và ra khỏi khu vực hạn chế.
Điều 58. Bảo đảm an ninh hàng không đối với nhiên liệu cho tàu bay
Doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu có trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với nhiên liệu theo Quy chế an ninh của doanh nghiệp đã được phê duyệt.
Khu vực kho chứa nhiên liệu, phương tiện vận chuyển phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
Các cửa nạp, cửa xả của phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải được niêm phong an ninh; phương tiện phải có bảo vệ doanh nghiệp áp tải hoặc có các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp khi lưu thông tại các khu vực công cộng.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay trước khi vào sân bay, bảo đảm niêm phong an ninh các cửa xả và cửa nạp của phương tiện tra nạp còn nguyên vẹn.
Điều 59. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã
Khi làm thủ tục hàng không, người áp giải phải xuất trình lệnh hoặc quyết định áp giải của cơ quan có thẩm quyền.
Đại diện hãng hàng không phối hợp với người áp giải đánh giá nguy cơ trong việc vận chuyển hành khách bị áp giải và quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp; thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không cảng hàng không, sân bay nơi đi.
Người áp giải và người bị áp giải có thể được bố trí kiểm tra an ninh hàng không tại khu vực riêng. Người bị áp giải và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan.
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người áp giải quản lý, giám sát chặt chẽ trong quá trình đưa người bị áp giải lên, xuống tàu bay.
Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết nếu có.
Điều 60. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh
Hãng hàng không chịu trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh, cụ thể:
a) Chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất;
b) Phối hợp với công an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách và làm thủ tục để có các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó nếu hành khách không có giấy tờ về nhân thân hợp lệ;
c) Thông báo cho công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không liên quan danh sách hành khách, thời gian, địa điểm quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam;
d) Giữ giấy tờ về nhân thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp và chỉ giao lại khi hành khách đã được bàn giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu bay đến.
Trường hợp hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay quản lý, giám sát hành khách cho tới khi đưa hành khách lên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách.
Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh.
Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị từ chối nhập cảnh và những người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc nhà chức trách nước ngoài nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết.
Điều 61. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi
Hành khách mất khả năng làm chủ hành vi bao gồm:
a) Mất khả năng làm chủ hành vi do bị bệnh tâm thần;
b) Mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
Không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng chất kích thích.
Việc chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định. Khi chấp nhận chuyên chở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian bay không được lâu hơn thời gian tác dụng của thuốc;
b) Hành khách bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan; việc kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng;
c) Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của đại diện hãng hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải hộ tống hành khách bị bệnh tâm thần lên tàu bay và ngược lại;
d) Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị bệnh tâm thần. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp nếu xét thấy cần thiết.
Điều 62. Quy trình xử lý hành khách gây rối
Trường hợp hành khách chưa lên tàu bay, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không ngăn chặn không cho phép hành khách lên tàu bay, tạm giữ người, giấy tờ về nhân thân của hành khách, lập biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này, thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan và đại diện hãng hàng không liên quan. Việc xử lý phải đảm bảo hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.
Trường hợp hành khách đã lên tàu bay và tàu bay đang ở mặt đất, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định tạm dừng chuyến bay nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo cho đại diện hãng hàng không; đại diện hãng hàng không thông báo vụ việc cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay để phối hợp xử lý.
Trường hợp tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định cho tàu bay hạ cánh nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo cho đại diện hãng hàng không nếu nơi hạ cánh là cảng hàng không, sân bay trong nước; thông báo cho nhà chức trách của cảng hàng không, sân bay nếu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay nước ngoài; người chỉ huy tàu bay tổ chức lập biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này, bàn giao vụ việc cho nhà chức trách của nước sở tại để xử lý theo các quy định của pháp luật nước đó.
Khi nhận được thông báo, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay lên ngay tàu bay để phối hợp với tổ bay, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để áp giải hành khách xuống khỏi tàu bay, tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách, đồ vật vi phạm; tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc chuyển giao cho Cảng vụ hàng không để xử lý theo thẩm quyền và đại diện hãng hàng không phải có mặt chứng kiến, phối hợp trong quá trình xử lý vụ việc.
Cảng vụ hàng không liên quan nhận được thông báo phải đến ngay nơi xử lý vụ việc để trực tiếp đánh giá và quyết định việc xử lý theo thẩm quyền; giám sát toàn bộ quá trình xử lý vụ việc, kể cả trên tàu bay; chủ trì phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không đánh giá vụ việc, quyết định áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết; yêu cầu tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc làm cơ sở xem xét xử lý vụ việc vi phạm trên tàu bay; đình chỉ hoặc cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay; lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp vượt quá thẩm quyền, chuyển vụ việc cho cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền.
Điều 63. Từ chối, cấm vận chuyển vì lý do an ninh; kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách
Hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh trong các trường hợp được pháp luật quy định.
Quy trình, thủ tục và thẩm quyền quyết định từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không. Việc từ chối vận chuyển hành khách phải được thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không liên quan để giám sát theo thẩm quyền.
Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với hành khách có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; tùy tính chất, mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam xem xét quyết định áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với người có hành vi vi phạm về an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay tại các cảng hàng không, sân bay.
Cục Hàng không Việt Nam thường xuyên cập nhật và thông báo danh sách hành khách bị cấm vận chuyển, hành khách phải kiểm tra trực quan bắt buộc cho các Cảng vụ hàng không, hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Hãng hàng không phải có biện pháp thích hợp, hiệu quả để cảnh báo, phát hiện ngay đối tượng bị cấm vận chuyển, đối tượng phải áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc khi đối tượng đặt chỗ, làm thủ tục đi tàu bay để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
Điều 64. Tái kiểm tra an ninh hàng không
Hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực cách ly khi trở lại phải tái kiểm tra an ninh hàng không.
Trường hợp có sự tiếp xúc, trộn lẫn giữa hành khách, hành lý xách tay đã qua kiểm tra và người chưa qua kiểm tra an ninh hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải áp dụng ngay các biện pháp sau:
a) Tất cả hành khách, hành lý xách tay phải được chuyển sang một khu vực khác, kiểm tra lại toàn bộ khu vực cách ly liên quan;
b) Tái kiểm tra an ninh hàng không toàn bộ hành khách, hành lý xách tay trước khi cho lên tàu bay;
c) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay, toàn bộ hành khách, hành lý xách tay và khoang hành khách của tàu bay phải được tái kiểm tra an ninh hàng không.
Trường hợp niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay, tủ, túi đựng suất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không trước khi chất xếp lên tàu bay.
Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định tại các khoản 2 và 3 của Điều này phải được lập thành biên bản.
Điều 65. Biện pháp xử lý vật phẩm nguy hiểm trong quá trình kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi
Khi phát hiện hoặc nghi vấn bom, mìn, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, chất cháy, vật liệu phóng xạ, chất độc có nguy cơ gây nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải lập tức đánh giá nguy cơ để có biện pháp xử lý thích hợp. Trường hợp là bom, mìn, vật liệu nổ nếu không biết rõ về cơ chế nổ thì để nguyên tại chỗ, nhanh chóng phong tỏa khu vực đó, sơ tán hành khách đến nơi an toàn và thông báo ngay cho lực lượng phá dỡ bom mìn của ngành công an, quân đội đến để tháo gỡ. Việc di chuyển chất cháy, vật liệu phóng xạ, chất độc thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không có giấy phép theo quy định của pháp luật, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải lập biên bản sự việc và chuyển giao người, hồ sơ, vật phẩm nguy hiểm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho hãng hàng không liên quan để có biện pháp giải quyết thích hợp.
Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không tuân thủ các điều kiện bảo đảm vận chuyển an toàn bằng đường hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hướng dẫn hành khách bỏ lại hoặc thực hiện thủ tục vận chuyển theo quy định hoặc từ chối hoàn thành thủ tục kiểm tra an ninh hàng không và yêu cầu hãng hàng không, đại diện hợp pháp của người gửi hàng, hành khách tuân thủ các điều kiện vận chuyển.
Khi phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong người hành khách, phải nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp khống chế, ngăn chặn để xử lý; phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong hành lý xách tay của hành khách phải cách ly ngay hành khách với hành lý, khống chế hành khách để xử lý.
Điều 66. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không khu vực cách ly
Khu vực cách ly phải được kiểm tra an ninh hàng không trước khi đưa vào khai thác hàng ngày và giám sát an ninh chặt chẽ, liên tục trong suốt thời gian khai thác.
Khi không hoạt động, tất cả các cửa vào, cửa ra của khu vực cách ly phải được khóa hoặc có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác, bảo vệ.
Cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và những người khác cùng đồ vật mang theo khi vào khu cách ly phải qua kiểm tra, giám sát an ninh hàng không như đối với hành khách, hành lý xuất phát.
Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với khu vực cách ly phải được quy định cụ thể, chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn bài viết Tải nhanh thông tư 01/2016/TT-BGTVT Chương trình an ninh hàng không. Qua bài viết này các bạn sẽ biết thêm được những quy định đảm bảo việc di chuyển diễn ra thuận lợi và hợp pháp. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!
Giao Thông - Tags: Thông tư 01/2016/TT-BGTVTCông văn 2604/CHHVN-CTHH về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giao thông
Thông tư 39/2017/TT-BGTVT sửa quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải
Thông Tư 63/2014/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
Quyết Định 45/2019/QĐ-UBND quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 13/2018/QĐ-UBND Long An Mức giá tối đa sử dụng đường bộ để kinh doanh