Công văn 2042/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ trợ cấp thôi việc

Công văn 2042/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ trợ cấp thôi việc đang thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Hãy cùng nhau theo dõi ngay bây giờ nhé!

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
—————–

Số: 2042/LĐTBXH-LĐTLV/v: hướng dẫn chế độ trợ cấp thôi việc.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
———————————

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2012

Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định  Trả lời công văn số 756/SLĐTBXH-LĐTL ngày 14/5/2012 của Quý Sở về chế độ trợ cấp thôi việc của người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương (nếu có).Trường hợp ông Hoàng Văn Thiện, từ tháng 11/1981 đến tháng 11/2011 làm việc tại Xí nghiệp Khảo sát xây dựng số 3 (nay là Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Khảo sát và Xây dựng miền Trung) thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Khảo sát và Xây dựng miền Trung có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với thời gian ông Thiện thực tế làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Khảo sát và Xây dựng Miền Trung.

2. Theo quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp ông Thiện có thời gian làm việc tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghĩa Bình từ tháng 3/1975 đến tháng 10/1981, theo công văn số 149/BCH-TC ngày 16/02/2012 của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định và Quyết định số 320/KS-TC ngày 28/10/1981 của Giám đốc Xí nghiệp Khảo sát xây dựng số 3 thì khi chuyển ngành ông Thiện đã được giải quyết chế độ chuyển ngành theo Quyết định số 178/CP ngày 20/7/1974 của Chính phủ về việc sửa đổi chính sách đối với quân nhân chuyển ngành và phục viên đối với thời gian phục vụ trong quân đội.

+ Do đó, thời gian phục vụ trong quân đội của ông Thiện không được tính là thời gian để tính trả trợ cấp thôi việc theo khoản 1, Điều 42 Bộ luật Lao động nêu trên.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để quý Sở biết và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. 

 Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, Vụ LĐTL.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG

Công văn 2042/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ trợ cấp thôi việc đã được elead.com.vn cập nhật trong bài viết này. Đồng hành cùng chúng tôi để theo dõi những bài viết ấn tượng hơn nữa nhé!

Lao Động - Tiền Lương - Tags: